Tại Hội nghị cấp bộ trưởng lần đầu tiên bàn về loài hổ, diễn ra trong 3 ngày ở Thái Lan, đại diện từ 13 quốc gia châu Á có hổ sinh sống đã cam kết tăng gấp đôi số hổ hoang dã ở nước mình trước năm 2022; đồng thời bảo vệ môi trường sống của loài vật này.
Cam kết trên của các lãnh đạo châu Á đã được các nhóm bảo vệ động vật hoan nghênh.
Ông Michael Baltzer, Trưởng ban đặc trách bảo vệ hổ toàn cầu của Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Hoang dã (WWF) đánh giá việc này rất quan trọng vì số hổ ngày càng giảm đến mức đáng báo động.
Trong năm con Hổ 2010, WWF dự kiến tổ chức nhiều hoạt động nhằm bảo vệ loài động vật này khỏi nguy cơ tuyệt chủng.
Hội nghị trên do Ngân hàng Thế giới (WB), các nhóm bảo vệ động vật và Viện Smithsonian của Mỹ phối hợp tổ chức nhằm kiểm tra thực tế về loài hổ đang sống hoang dã tại các khu vực ở châu Á.
Ông Keshav Varma người của WB cho biết nếu cứu được loài hổ, sẽ cứu được môi trường sinh sống của nhiều giống khác, từ đó giảm nạn săn bắt, mua bán, móc ngoặc, hối lộ, tham nhũng và nhiều vấn đề khác.
Hổ thường sống trong các khu rừng ở Trung Quốc, Nga và nhiều nước Đông Nam Á. Cách đây một thế kỷ, có khoảng 100.000 con hổ hoang dã sống tại một khu vực rộng lớn từ Iran tới Indonesia và Nga.
Tuy nhiên, hiện chỉ còn khoảng 3.500 con, đang sống trong khu vực chỉ bằng 7% diện tích chúng sống trước đây. WWF đổ lỗi cho tệ nạn săn bắt đã làm cho số lượng hổ giảm đáng kể như vậy./.
Cam kết trên của các lãnh đạo châu Á đã được các nhóm bảo vệ động vật hoan nghênh.
Ông Michael Baltzer, Trưởng ban đặc trách bảo vệ hổ toàn cầu của Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Hoang dã (WWF) đánh giá việc này rất quan trọng vì số hổ ngày càng giảm đến mức đáng báo động.
Trong năm con Hổ 2010, WWF dự kiến tổ chức nhiều hoạt động nhằm bảo vệ loài động vật này khỏi nguy cơ tuyệt chủng.
Hội nghị trên do Ngân hàng Thế giới (WB), các nhóm bảo vệ động vật và Viện Smithsonian của Mỹ phối hợp tổ chức nhằm kiểm tra thực tế về loài hổ đang sống hoang dã tại các khu vực ở châu Á.
Ông Keshav Varma người của WB cho biết nếu cứu được loài hổ, sẽ cứu được môi trường sinh sống của nhiều giống khác, từ đó giảm nạn săn bắt, mua bán, móc ngoặc, hối lộ, tham nhũng và nhiều vấn đề khác.
Hổ thường sống trong các khu rừng ở Trung Quốc, Nga và nhiều nước Đông Nam Á. Cách đây một thế kỷ, có khoảng 100.000 con hổ hoang dã sống tại một khu vực rộng lớn từ Iran tới Indonesia và Nga.
Tuy nhiên, hiện chỉ còn khoảng 3.500 con, đang sống trong khu vực chỉ bằng 7% diện tích chúng sống trước đây. WWF đổ lỗi cho tệ nạn săn bắt đã làm cho số lượng hổ giảm đáng kể như vậy./.
(TTXVN/Vietnam+)