Trước tình hình bất ổn tại Trung Đông và Bắc Phi, nhiều chuyên gia nhận định sự leo thang của giá dầu sẽ làm gia tăng áp lực lạm phát lên các nước châu Á.
Theo tờ Thương báo (Hong Kong), số ra ngày 9/3, trong khi nền kinh tế vẫn chưa hoàn toàn ổn định, ngân hàng trung ương tại các nước châu Á có nhiều khả năng buộc phải áp dụng chính sách tăng lãi suất quyết liệt hơn.
Trong nỗ lực đối phó với lạm phát và ổn định nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đưa ra đối sách thắt chặt tiền tệ. Theo đó, từ ngày 8/3, lãi suất tái chiết khấu tăng từ 7% lên 12%, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng tăng từ 11% lên 12%. Đây là đợt điều chỉnh thứ tư kể từ ngày 11/2.
Theo các nhà phân tích, so với châu Âu, các nền kinh tế châu Á chịu "nỗi đau" lớn hơn khi giá dầu mỏ leo thang, do thực phẩm và năng lượng chiếm tỷ trọng lớn trong chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của các nước này. Một khi giá thực phẩm và năng lượng tăng quá nhanh, CPI sẽ bị tác động mạnh. Bên cạnh đó, nhu cầu năng lượng tại châu Á đang có xu hướng gia tăng.
Sau khi tạm ngừng tăng lãi suất trong tháng Hai, ngày 10/3, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc đã tăng lãi suất lên 3%, nhằm kiềm chế lạm phát.
Số liệu chính thức được Hàn Quốc công bố hồi tuần trước cho thấy, CPI của nước này đã tăng từ 4,1% hồi tháng Một lên 4,5% trong tháng Hai, mức cao nhất trong 27 tháng qua, vượt giới hạn 2-4% mà Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc đưa ra cho giai đoạn 2010-2012, do thực phẩm và các sản phẩm liên quan đến năng lượng tăng giá mạnh.
Năm ngoái, Malaysia là quốc gia đầu tiên tại châu Á tăng lãi suất, nhờ đó, kinh tế nước này đã đạt mức tăng trưởng 7,2% trong năm 2010, mức cao nhất trong 10 năm qua. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng số liệu kinh tế này chứng tỏ Ngân hàng Trung ương Malaysia trong giai đoạn trước chưa áp dụng biện pháp thắt chặt tiền tệ một cách thích đáng. Sắp tới, Ngân hàng Trung ương Malaysia có thể sẽ quyết định tăng lãi suất.
Trưởng bộ phận chính sách tiền tệ Ngân hàng Trung ương Thái Lan cho biết, ngân hàng này đang đánh giá tác động của giá dầu mỏ không ngừng leo thang đối với nền kinh tế nước này. Hầu hết các nhà kinh tế đều dự báo, Ngân hàng Trung trương Thái Lan nhiều khả năng sẽ tăng mức lãi suất ít nhất là 0,25% cho đến 2,25%.
Thông báo của Ngân hàng Trung ương Philippines cho biết, tỷ lệ lạm phát trong tháng Hai của nước này đã vượt mức dự kiến. Vì vậy, ngân hàng này đang xem xét để quyết định có cần phải áp dụng các biện pháp khống chế lạm phát hay không. Bộ phận phân tích thị trường dự báo, Ngân hàng Trung ương Philippines cũng chuẩn bị phải tăng lãi suất.
Giáo sư Nouriel Roubini thuộc trường Đại học New York, người đã từng có dự báo chính xác về cuộc khủng khoảng tài chính thế giới vừa qua, cho rằng giá dầu mỏ tăng mạnh thời gian gần đây có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ tăng trưởng của kinh tế thế giới và có thể khiến tình trạng lạm phát tại các thị trường mới nổi trở nên mất kiểm soát. Mặc dù vậy, theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), các nền kinh tế châu Á có thể chống đỡ được tình hình lạm phát hiện nay./.
Theo tờ Thương báo (Hong Kong), số ra ngày 9/3, trong khi nền kinh tế vẫn chưa hoàn toàn ổn định, ngân hàng trung ương tại các nước châu Á có nhiều khả năng buộc phải áp dụng chính sách tăng lãi suất quyết liệt hơn.
Trong nỗ lực đối phó với lạm phát và ổn định nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đưa ra đối sách thắt chặt tiền tệ. Theo đó, từ ngày 8/3, lãi suất tái chiết khấu tăng từ 7% lên 12%, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng tăng từ 11% lên 12%. Đây là đợt điều chỉnh thứ tư kể từ ngày 11/2.
Theo các nhà phân tích, so với châu Âu, các nền kinh tế châu Á chịu "nỗi đau" lớn hơn khi giá dầu mỏ leo thang, do thực phẩm và năng lượng chiếm tỷ trọng lớn trong chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của các nước này. Một khi giá thực phẩm và năng lượng tăng quá nhanh, CPI sẽ bị tác động mạnh. Bên cạnh đó, nhu cầu năng lượng tại châu Á đang có xu hướng gia tăng.
Sau khi tạm ngừng tăng lãi suất trong tháng Hai, ngày 10/3, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc đã tăng lãi suất lên 3%, nhằm kiềm chế lạm phát.
Số liệu chính thức được Hàn Quốc công bố hồi tuần trước cho thấy, CPI của nước này đã tăng từ 4,1% hồi tháng Một lên 4,5% trong tháng Hai, mức cao nhất trong 27 tháng qua, vượt giới hạn 2-4% mà Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc đưa ra cho giai đoạn 2010-2012, do thực phẩm và các sản phẩm liên quan đến năng lượng tăng giá mạnh.
Năm ngoái, Malaysia là quốc gia đầu tiên tại châu Á tăng lãi suất, nhờ đó, kinh tế nước này đã đạt mức tăng trưởng 7,2% trong năm 2010, mức cao nhất trong 10 năm qua. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng số liệu kinh tế này chứng tỏ Ngân hàng Trung ương Malaysia trong giai đoạn trước chưa áp dụng biện pháp thắt chặt tiền tệ một cách thích đáng. Sắp tới, Ngân hàng Trung ương Malaysia có thể sẽ quyết định tăng lãi suất.
Trưởng bộ phận chính sách tiền tệ Ngân hàng Trung ương Thái Lan cho biết, ngân hàng này đang đánh giá tác động của giá dầu mỏ không ngừng leo thang đối với nền kinh tế nước này. Hầu hết các nhà kinh tế đều dự báo, Ngân hàng Trung trương Thái Lan nhiều khả năng sẽ tăng mức lãi suất ít nhất là 0,25% cho đến 2,25%.
Thông báo của Ngân hàng Trung ương Philippines cho biết, tỷ lệ lạm phát trong tháng Hai của nước này đã vượt mức dự kiến. Vì vậy, ngân hàng này đang xem xét để quyết định có cần phải áp dụng các biện pháp khống chế lạm phát hay không. Bộ phận phân tích thị trường dự báo, Ngân hàng Trung ương Philippines cũng chuẩn bị phải tăng lãi suất.
Giáo sư Nouriel Roubini thuộc trường Đại học New York, người đã từng có dự báo chính xác về cuộc khủng khoảng tài chính thế giới vừa qua, cho rằng giá dầu mỏ tăng mạnh thời gian gần đây có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ tăng trưởng của kinh tế thế giới và có thể khiến tình trạng lạm phát tại các thị trường mới nổi trở nên mất kiểm soát. Mặc dù vậy, theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), các nền kinh tế châu Á có thể chống đỡ được tình hình lạm phát hiện nay./.
Thành Dương (TTXVN/Vietnam+)