Ngày 15/10, tại Hội nghị khu vực về nền kinh tế ít khí thải cácbon ở Bali, Indonesia, các nước châu Á-Thái Bình Dương đã khẳng định thương mại và đầu tư vào hàng hóa và công nghệ thân thiện với môi trường sẽ đóng vai trò rất quan trọng để phát triển bền vững toàn khu vực.
Hội nghị nhất trí cho rằng các biện pháp làm giảm tác động của biến đổi khí hậu phải phù hợp với khả năng của mỗi nước và không được làm phương hại những mục tiêu tăng trưởng kinh tế và phát triển của các quốc gia.
Các nước nghèo, đặc biệt là những nước chậm phát triển nhất phải được tiếp cận các nguồn tài chính và công nghệ trong quá trình làm giảm và thích nghi với những biến đổi khí hậu.
Theo ông Ravi Ratnayake, Giám đốc thương mại và đầu tư của Ủy ban Kinh tế và Xã hội Liên hợp quốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương (UNESCAP), thách thức lớn nhất không chỉ đối với khu vực này mà cả đối với các khu vực khác trên thế giới là vừa đảm bảo chống biến đổi khí hậu hiệu quả vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng của mỗi nước.
Các nhà hoạch định chính sách cùng các chuyên gia thương mại và môi trường cần thảo luận nhằm tìm kiếm những giải pháp "cùng thắng" đối với cả thương mại, đầu tư và môi trường trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh các biện pháp làm dịu và thích nghi với biến đổi khí hậu có thể mở ra những cơ hội mới cho kinh doanh.
Các thị trường cho những hàng hóa và công nghệ thân thiện với môi trường đang mở rộng, đặc biệt đối với các nước châu Á-Thái Bình Dương đang phát triển.
Các nước này cần tận dụng lợi thế của người đi tiên phong để đa dạng hóa cơ cấu hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu cũng như các điểm đến của thị trường.
Hội nghị cũng nhất trí cho rằng môi trường đầu tư và kinh doanh tốt có thể thúc đẩy đầu tư vào các hàng hóa và công nghệ thân thiện với môi trường, trong khi các thị trường cho những sản phẩm này cần phát triển hơn nữa.
Những hàng rào cản trở buôn bán và đầu tư các hàng hóa và công nghệ này cần phải giảm bớt hoặc loại bỏ.
Các chính sách cần được phối hợp cả ở cấp quốc gia và khu vực để thúc đẩy những giải pháp có lợi cho tất cả các lĩnh vực./.
Hội nghị nhất trí cho rằng các biện pháp làm giảm tác động của biến đổi khí hậu phải phù hợp với khả năng của mỗi nước và không được làm phương hại những mục tiêu tăng trưởng kinh tế và phát triển của các quốc gia.
Các nước nghèo, đặc biệt là những nước chậm phát triển nhất phải được tiếp cận các nguồn tài chính và công nghệ trong quá trình làm giảm và thích nghi với những biến đổi khí hậu.
Theo ông Ravi Ratnayake, Giám đốc thương mại và đầu tư của Ủy ban Kinh tế và Xã hội Liên hợp quốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương (UNESCAP), thách thức lớn nhất không chỉ đối với khu vực này mà cả đối với các khu vực khác trên thế giới là vừa đảm bảo chống biến đổi khí hậu hiệu quả vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng của mỗi nước.
Các nhà hoạch định chính sách cùng các chuyên gia thương mại và môi trường cần thảo luận nhằm tìm kiếm những giải pháp "cùng thắng" đối với cả thương mại, đầu tư và môi trường trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh các biện pháp làm dịu và thích nghi với biến đổi khí hậu có thể mở ra những cơ hội mới cho kinh doanh.
Các thị trường cho những hàng hóa và công nghệ thân thiện với môi trường đang mở rộng, đặc biệt đối với các nước châu Á-Thái Bình Dương đang phát triển.
Các nước này cần tận dụng lợi thế của người đi tiên phong để đa dạng hóa cơ cấu hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu cũng như các điểm đến của thị trường.
Hội nghị cũng nhất trí cho rằng môi trường đầu tư và kinh doanh tốt có thể thúc đẩy đầu tư vào các hàng hóa và công nghệ thân thiện với môi trường, trong khi các thị trường cho những sản phẩm này cần phát triển hơn nữa.
Những hàng rào cản trở buôn bán và đầu tư các hàng hóa và công nghệ này cần phải giảm bớt hoặc loại bỏ.
Các chính sách cần được phối hợp cả ở cấp quốc gia và khu vực để thúc đẩy những giải pháp có lợi cho tất cả các lĩnh vực./.
(TTXVN/Vietnam+)