Tại lục địa đen, đến lúc này mới chỉ duy nhất có Nam Phi sản xuất điện từ năng lượng hạt nhân. Các quốc gia khác cũng đã bày tỏ ý định ứng dụng công nghệ này để sản xuất điện.
Trong tổng số 442 lò phản ứng hạt nhân, châu Phi chỉ có hai lò tại Koeberg (Nam Phi). Tuy nhiên, cũng có 6 quốc gia thuộc lục địa này cũng đang có một hoặc hai lò phản ứng nhưng để nghiên cứu. Những mối đe doạ nguy hiểm còn rất hạn chế.
Nhà máy điện hạt nhân Koeberg với hai lò phản ứng có công suất 900 MW cung cấp 6% sản lượng điện của Nam Phi, là niềm tự hào của đất nước này. Nằm cách Cape Town 30 km, nhà máy điện hạt nhân duy nhất này của châu Phi và cũng là mối lo ngại tại đây.
Các nhà địa chất nhắc lại rằng, khu vực này có thể sẽ phải chịu một trận động đất giống như trận động đất năm 1969 (6,3 độ Richter, làm 12 người thiệt mạng). Nhưng mối đe doạ này chỉ là thứ yếu. Rất có thể ở đây sẽ xảy ra sóng thần. Cơ quan hạt nhân Nam Phi cho biết, nhà máy điện hạt nhân Koeberg được thiết kế để có thể chịu được động đất 7 độ Richter và sóng thần cao 8m.
Châu Phi hiện có 10 lò phản ứng hạt nhân nhưng chỉ để phục vụ cho nghiên cứu và đào tạo, đó là tại Nam Phi (gần Pretoria), tại Algeria (Aïn Oussera, cách thủ đô Alger 200 km, và Draria, nằm ở ngoại ô thủ đô), tại Ai Cập (2 lò tại Inshas gần thủ đô Cairo), Tại Libya (Tajoura, gần thủ đô Tripoli), tại Morocco (Maamora, gần thủ đô Rabat)...Lò phản ứng tại Kinshasa đã dừng hoạt động kể từ năm 2004. Các chuyên gia ước tính, cần phải có 3 triệu USD để khôi phục hoạt động lò phản ứng này.
Trong các nước này, Morocco, Algeria và Ai Cập không bị ảnh hưởng bởi động đất cũng như sóng thần. Bên cạnh đó, sự nguy hiểm của các lò phản ứng này thấp hơn 1000 lần so với các lò hiện đang phục vụ để xuất năng lượng. Do vây, sự nguy hiểm của các lò trên được giảm xuống đáng kể.
Từ nhiều năm qua, các nước châu Phi đã bước vào cuộc chạy đua nguyên tử. Tunisia và Ai Cập, những nước đã thông báo sản xuất điện từ năng lượng hạt nhân vào năm 2020, được xem như là những ứng viên nghiêm túc nhất. Các nước khác cũng đã thông báo ý định của mình như Nigeria, Sudan, Namibia, Senegal.
Thảm hoạ hạt nhân của Nhật Bản có thể làm kìm hãm sự phát triển hạt nhân tại lục địa đen? Còn quá sớm để khẳng định điều này. Giống như sau thảm hoạ Tchernobyl, nhiều nước cũng đã phải mất nhiều thời gian để suy nghĩ.
Năm 1986, Ai Cập đã tạm dừng chương trình hạt nhân vì những lý do an toàn. Nước này chỉ khôi phục lại nó vào năm 2007. Sự tạm dừng các dự án trên cũng đến từ các nàh tài trợ vốn. Ngay trước khi thảm hoạ ở Nhật bản, các nhà đầu tư cũng ít hào hứng với ý tưởng tài trợ cho chương trình hạt nhân dân sự./.
Trong tổng số 442 lò phản ứng hạt nhân, châu Phi chỉ có hai lò tại Koeberg (Nam Phi). Tuy nhiên, cũng có 6 quốc gia thuộc lục địa này cũng đang có một hoặc hai lò phản ứng nhưng để nghiên cứu. Những mối đe doạ nguy hiểm còn rất hạn chế.
Nhà máy điện hạt nhân Koeberg với hai lò phản ứng có công suất 900 MW cung cấp 6% sản lượng điện của Nam Phi, là niềm tự hào của đất nước này. Nằm cách Cape Town 30 km, nhà máy điện hạt nhân duy nhất này của châu Phi và cũng là mối lo ngại tại đây.
Các nhà địa chất nhắc lại rằng, khu vực này có thể sẽ phải chịu một trận động đất giống như trận động đất năm 1969 (6,3 độ Richter, làm 12 người thiệt mạng). Nhưng mối đe doạ này chỉ là thứ yếu. Rất có thể ở đây sẽ xảy ra sóng thần. Cơ quan hạt nhân Nam Phi cho biết, nhà máy điện hạt nhân Koeberg được thiết kế để có thể chịu được động đất 7 độ Richter và sóng thần cao 8m.
Châu Phi hiện có 10 lò phản ứng hạt nhân nhưng chỉ để phục vụ cho nghiên cứu và đào tạo, đó là tại Nam Phi (gần Pretoria), tại Algeria (Aïn Oussera, cách thủ đô Alger 200 km, và Draria, nằm ở ngoại ô thủ đô), tại Ai Cập (2 lò tại Inshas gần thủ đô Cairo), Tại Libya (Tajoura, gần thủ đô Tripoli), tại Morocco (Maamora, gần thủ đô Rabat)...Lò phản ứng tại Kinshasa đã dừng hoạt động kể từ năm 2004. Các chuyên gia ước tính, cần phải có 3 triệu USD để khôi phục hoạt động lò phản ứng này.
Trong các nước này, Morocco, Algeria và Ai Cập không bị ảnh hưởng bởi động đất cũng như sóng thần. Bên cạnh đó, sự nguy hiểm của các lò phản ứng này thấp hơn 1000 lần so với các lò hiện đang phục vụ để xuất năng lượng. Do vây, sự nguy hiểm của các lò trên được giảm xuống đáng kể.
Từ nhiều năm qua, các nước châu Phi đã bước vào cuộc chạy đua nguyên tử. Tunisia và Ai Cập, những nước đã thông báo sản xuất điện từ năng lượng hạt nhân vào năm 2020, được xem như là những ứng viên nghiêm túc nhất. Các nước khác cũng đã thông báo ý định của mình như Nigeria, Sudan, Namibia, Senegal.
Thảm hoạ hạt nhân của Nhật Bản có thể làm kìm hãm sự phát triển hạt nhân tại lục địa đen? Còn quá sớm để khẳng định điều này. Giống như sau thảm hoạ Tchernobyl, nhiều nước cũng đã phải mất nhiều thời gian để suy nghĩ.
Năm 1986, Ai Cập đã tạm dừng chương trình hạt nhân vì những lý do an toàn. Nước này chỉ khôi phục lại nó vào năm 2007. Sự tạm dừng các dự án trên cũng đến từ các nàh tài trợ vốn. Ngay trước khi thảm hoạ ở Nhật bản, các nhà đầu tư cũng ít hào hứng với ý tưởng tài trợ cho chương trình hạt nhân dân sự./.
Thanh Bình/Cairo (Vietnam+)