Cục Thống kê thành phố Hà Nội cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2012 của Hà Nội tăng 0,57% so tháng trước và tăng 2,86% so tháng cuối năm 2011. Như vậy, CPI của Hà Nội đã tăng trở lại sau hai tháng giảm liên tục.
Trong rổ hàng hóa tháng này của Hà Nội, ngoại trừ nhóm bưu chính viễn thông vẫn tiếp tục giữ nguyên so với tháng trước, thì 10 nhóm hàng còn lại đều có chỉ số giá tăng rõ rệt.
Trong đó, dẫn đầu là nhóm hàng nhà ở, chất đốt và vật liệu xây dựng với mức tăng tới 2,89% so với tháng trước. Xếp sau là nhóm hàng giao thông với mức tăng 1,1%; tiếp theo lần lượt là nhóm may mặc, mũ nón, giầy dép; nhóm đồ uống và thuốc lá; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình; nhóm thuốc và dịch vụ y tế với mức tăng lần lượt là là 0,65%; 0,49%; 0,35%; 0,33% so với tháng trước.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, nguyên nhân tăng mạnh tới 2,89% so với tháng trước của nhóm nhà ở, điện, nước chất đốt và vật liệu xây dựng là do trong nhóm giá gas, dầu hỏa và giá điện tăng. Còn mức tăng cao của nhóm giao thông là do giá xăng dầu tăng đã tác động đến chỉ số giá của nhóm này.
Việc nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tháng 8 chỉ tăng 0,14% so tháng trước là bởi mặt hàng lương thực có chỉ số giá giảm 0,97% so tháng 7 do sức tiêu thụ lương thực chậm, trong khi đó, các tỉnh miền Nam được mùa, các tỉnh miền Bắc vừa thu hoạch vụ lúa mùa nên nguồn cung dồi dào khiến giá gạo giảm.
Cũng trong nhóm hàng này, mặt hàng thực phẩm có chỉ số tăng nhẹ 0,16% là bởi giá thịt lợn tiếp tục xu hướng giảm nhẹ. Nguyên nhân là do người tiêu dùng vẫn e ngại thịt lợn nhiễm bệnh.
Đáng chú ý, trong tháng 8, nguồn cung gia cầm giảm do nạn vận chuyển lậu được ngăn chặn nên giá gia cầm có xu hướng tăng nhẹ. Giá các mặt hàng thực phẩm, thuỷ hải sản tươi sống khác như thịt bò, tôm, cá... tại các chợ, siêu thị trên địa bàn Hà Nội khá ổn định. Tuy nhiên, do mưa lớn kéo dài khiến nhiều vùng trồng rau bị ngập úng, hư hại khiến cho nguồn cung rau bị thiếu hụt, từ đó đã khiến giá rau tăng trở lại.
Trong tháng 8, chỉ số giá vàng tăng 0,05% nhưng giảm 1,32% so với cùng kỳ năm trước, còn chỉ số giá USD giảm 0,25% so với tháng 7 và tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2012./.
Trong rổ hàng hóa tháng này của Hà Nội, ngoại trừ nhóm bưu chính viễn thông vẫn tiếp tục giữ nguyên so với tháng trước, thì 10 nhóm hàng còn lại đều có chỉ số giá tăng rõ rệt.
Trong đó, dẫn đầu là nhóm hàng nhà ở, chất đốt và vật liệu xây dựng với mức tăng tới 2,89% so với tháng trước. Xếp sau là nhóm hàng giao thông với mức tăng 1,1%; tiếp theo lần lượt là nhóm may mặc, mũ nón, giầy dép; nhóm đồ uống và thuốc lá; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình; nhóm thuốc và dịch vụ y tế với mức tăng lần lượt là là 0,65%; 0,49%; 0,35%; 0,33% so với tháng trước.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, nguyên nhân tăng mạnh tới 2,89% so với tháng trước của nhóm nhà ở, điện, nước chất đốt và vật liệu xây dựng là do trong nhóm giá gas, dầu hỏa và giá điện tăng. Còn mức tăng cao của nhóm giao thông là do giá xăng dầu tăng đã tác động đến chỉ số giá của nhóm này.
Việc nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tháng 8 chỉ tăng 0,14% so tháng trước là bởi mặt hàng lương thực có chỉ số giá giảm 0,97% so tháng 7 do sức tiêu thụ lương thực chậm, trong khi đó, các tỉnh miền Nam được mùa, các tỉnh miền Bắc vừa thu hoạch vụ lúa mùa nên nguồn cung dồi dào khiến giá gạo giảm.
Cũng trong nhóm hàng này, mặt hàng thực phẩm có chỉ số tăng nhẹ 0,16% là bởi giá thịt lợn tiếp tục xu hướng giảm nhẹ. Nguyên nhân là do người tiêu dùng vẫn e ngại thịt lợn nhiễm bệnh.
Đáng chú ý, trong tháng 8, nguồn cung gia cầm giảm do nạn vận chuyển lậu được ngăn chặn nên giá gia cầm có xu hướng tăng nhẹ. Giá các mặt hàng thực phẩm, thuỷ hải sản tươi sống khác như thịt bò, tôm, cá... tại các chợ, siêu thị trên địa bàn Hà Nội khá ổn định. Tuy nhiên, do mưa lớn kéo dài khiến nhiều vùng trồng rau bị ngập úng, hư hại khiến cho nguồn cung rau bị thiếu hụt, từ đó đã khiến giá rau tăng trở lại.
Trong tháng 8, chỉ số giá vàng tăng 0,05% nhưng giảm 1,32% so với cùng kỳ năm trước, còn chỉ số giá USD giảm 0,25% so với tháng 7 và tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2012./.
Anh Tùng (TTXVN)