'Chiến dịch tuyên truyền' của Tổng thống Trump thời COVID-19

Tổng thống Donald Trump biến cuộc họp báo ngắn hàng ngày thành thời cơ chính để quảng bá hình ảnh cá nhân với một loạt video được sử dụng như đoạn quảng cáo chiến dịch tranh cử tổng thống.
'Chiến dịch tuyên truyền' của Tổng thống Trump thời COVID-19 ảnh 1Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Nguồn: AFP/TTXVN)

TheHill.com đưa tin hoạt động tuyên truyền của Nhà Trắng đã vươn lên một tầm cao mới trong những ngày gần đây khi Tổng thống Donald Trump biến cuộc họp báo ngắn hàng ngày thành thời cơ chính để quảng bá hình ảnh cá nhân với một loạt video được sử dụng như đoạn quảng cáo chiến dịch tranh cử tổng thống.

Đối với những người chỉ trích ông Trump, hành động trên cho thấy ông đã đi quá giới hạn, thể hiện mình như một “vai hề gọi khách tại hội chợ,” trắng trợn sử dụng tiền thuế của người dân để phục vụ cho việc quảng bá cá nhân.

Trong một phát biểu gần đây, ông Trump bày tỏ: "Tôi ngày càng thích căn phòng họp báo này," như thể ông Trump mới phát hiện ra một cách thức truyền thông mới.

Sau đó, ông đã nảy ra ý tưởng đề tên mình trên các tấm séc thuộc gói hỗ trợ của chính phủ cho hàng triệu người dân Mỹ vốn trong tình trạng khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.

Tầm quan trọng của những thời điểm họp báo như vậy đã vượt ra ngoài khuôn khổ của cá nhân ông Trump.

[Con đường khó khăn phía trước đang chờ đợi Tổng thống D.Trump]

Thuật ngữ "tuyên truyền" mang hàm ý không tốt đẹp kể từ khi thuật ngữ này trở thành một hoạt động có tính hệ thống rộng khắp của chính phủ, ở nước Mỹ và các nước khác trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ nhất.

Việc kiểm soát hoạt động tuyên truyền là một trong những vấn đề gai góc đối với dân chủ, một phần vì đây là vấn đề cần thiết.

Tuy thuộc vào mức độ tuyên truyền, các thông tin của chính phủ có thể duy trì nền dân chủ hoặc phá hoại dân chủ.

Tổng thống Wilson trước đây từng sáng lập Ủy ban thông tin công cộng, Bộ tuyên truyền đầu tiên và duy nhất của nước Mỹ, trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất.

Do là người thành lập của cơ quan này và khả năng sử dụng ngôn từ thuyết phục, ông Wilson đã được gọi là "người tuyên truyền vĩ đại nhất được biết đến trong thế giới hiện đại."

Ủy ban thông tin công cộng thực thi công việc hàng ngày là đưa ra các thông tin được kiểm duyệt sẵn.

Cơ quan này tuyên truyền tất cả các thông điệp của ông Wilson qua các bài báo, tranh biếm họa và các quảng cáo trên các tờ báo, tạp chí, cũng như các sách giáo khoa tại các trường học và bài thuyết giảng của Nhà thờ; qua các bộ phim và quảng cáo trên các tấm màn của rạp hát, qua các cuộc hội thoại trong giờ nghỉ giữa các bộ phim và bất cử nơi nào khác khi 75.000 tình nguyện viên của họ tìm thấy khán giả, qua các biển quảng cáo trên các tòa nhà hay những quyển sách nhỏ phân phát cho hàng triệu người dân.

Hoạt động tuyên truyền này có quy mô tương tự như hoạt động tuyên truyền về giãn cách xã hội và rửa tay hiện nay.

Người dân khi đó đã tự nguyện nhập ngũ, mua trái phiếu chiến tranh và quyên góp hàng nghìn ống nhòm cho Hải quân Mỹ. Ủy ban trên cũng đã đi đầu trong thực hiện ý tưởng ngoại giao nhân dân ở nước ngoài.

Tờ tin tức hàng ngày của cơ quan này đã mở đường cho việc xuất bản Công báo liên bang giúp minh bạch hóa các hoạt động của chính phủ. Tuy nhiên, cơ quan này cũng có một di sản khác.

Họ bị cáo buộc trấn áp các thông tin về dịch cúm Tây Ban Nha, nhưng trên thực tế họ đã cung cấp nhiều báo cáo về dịch bệnh này.

Tổng thống Wilson cũng trấn áp các phát biểu và chỉ trích mang tính chính trị bằng việc thông qua các đạo luật để cho phép kiểm duyệt và quy kết những bình luận không mong muốn là thông tin giả.

Tổng thống Trump phản bác các thông tin bất lợi bằng cách gọi chúng là tin giả.

Tổng thống Wilson cũng tuyên bố rằng những người hoài nghi về chính sách của ông là những kẻ tội đồ tuyên truyền cho kẻ thù.

Ủy ban thông tin công cộng cũng sử dụng các tổ chức ở tuyến đầu để lan truyền những thông điệp xuyên tạc thực tế. Những niềm tin sai lầm và các bài thuốc giả luôn sản sinh ra sự hoài nghi.

Như nhà khoa học chính trị Harold Lasswell đã tuyên bố sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất: "Sức mạnh của ngôn từ, vốn tước đi hy vọng của nhiều người trong chiến tranh, đã mở đường cho thuyết khuyển nho và làm tan ảo mộng.”

Chúng ta hy vọng rằng suy nghĩ của chúng ta sẽ sớm chuyển từ việc sống sót qua dịch bệnh COVID-19 sang việc ngăn ngừa và kiểm soát sự bùng phát của dịch bệnh này trong tương lai.

Một phần của nỗ lực này phải hướng đến sự thất bại của các phương tiện truyền thông nhà nước. Bây giờ là thời điểm để chúng ta phản đối mạnh mẽ hơn việc chính trị hóa các thông điệp của nhánh hành pháp.

Tổng thống Trump không nên dùng buổi họp báo này để tấn công đối thủ và nói xấu các nhà báo. Chúng ta cần những chính sách sẽ thúc đẩy niềm tin vào các thông tin của chính phủ.

Việc áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng liên bang đối với hoạt động tuyên truyền công cộng có thể là một khởi đầu tốt.

Điều này có thể đạt được thông qua việc mở rộng đạo luật Chất lượng Thông tin và thúc đẩy các biện pháp cấm tuyên truyền.

Văn phòng Trách nhiệm Giải trình Chính phủ (GAO) có thể thực hiện một cuộc điều tra hàng năm về các cơ quan truyền thông, xếp loại chất lượng của phương tiện truyền thông, và công khai các nghiên cứu.

Cơ quan giám sát này đã nghiên cứu các phương tiện truyền thông của chính phủ, từng lên án một vài trong số đó là công cụ tuyên truyền của chính phủ.

Một thế kỷ đã qua đi kể từ khi Tổng thống Wilson tiến hành hoạt động định hướng công chúng trong thời gian quá dài. Thời điểm này, chúng ta phải ngăn chặn sự trở lại một dạng tuyên truyền khác của chính phủ./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục