Chính sách về xóa đói giảm nghèo phát huy tác dụng

Bộ trưởng Bộ LĐ,TB&XH khẳng định bức tranh giảm nghèo ở Việt Nam rất đáng khích lệ với tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh bình quân 2%/năm.
Nhân kỷ niệm Ngày thế giới chống đói nghèo (17/10), Bộ trưởng Bộ Lao động,Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền đã trả lời những băn khăn, trăn trởcủa người dân liên quan đến các chính sách hỗ trợ dành cho hộ nghèo và về côngtác giảm nghèo bền vững tại Việt Nam hiện nay.

Chính sách về xóa đói giảm nghèo đã phát huy tác dụng

Trả lời câu hỏi liên quan đến chính sách thúc đẩy xóa đói giảm nghèo của ViệtNam hiện nay, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho rằng: Thực hiện mục tiêu giảmnghèo là chính sách xuyên suốt của Đảng và Nhà nước. Cùng với mục tiêu củaĐảng thì chiến lược giảm nghèo giai đoạn 2012- 2015 được Thủ tướng phê duyệt,với rất nhiều chính sách, cơ chế cụ thể và phân công cụ thể. Trên cơ sở chiếnlược đó, các địa phương đã triển khai thực hiện tốt, tạo nên bức tranh giảmnghèo đáng khích lệ. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh qua các năm, bình quân 2%/năm,các huyện miền núi khó khăn thì khoảng 4%/năm. Cơ sở hạ tầng thiết yếu ở cáchuyện nghèo, xã nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được tăng cường, đời sốngngười dân không ngừng được cải thiện.

Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền khẳng định, hiện nay dù kinh tế khó khăn, nhiềuchính sách phải cắt giảm, nhưng riêng nguồn lực cho giảm nghèo không giảm mà còntăng. Cụ thể, nếu bình quân giai đoạn 2008-2012 nguồn lực đầu tư từ ngân sáchnhà nước khoảng 90.000 tỷ đồng/năm thì chỉ 3 năm sau Đại hội XI của Đảng, tứclà từ năm 2011-2013 nguồn lực dành cho hộ nghèo tăng lên khoảng 120.000 tỷđồng/năm. Điều này khẳng định quyết tâm của Đảng, Nhà nước phấn đấu giảm nhanhtỷ lệ hộ nghèo, phấn đấu đạt được mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Chính vìvậy, Việt Nam đã được đánh giá là điểm sáng trong thực hiện mục tiêu phát triểnthiên niên kỷ về xóa đói giảm nghèo.

Nhằm tạo các bước đột phá trong công tác giảm nghèo, Bộ trưởng Phạm Thị HảiChuyền cho rằng: Những chính sách giảm nghèo hiện nay cần phải được điều chỉnhphù hợp, phải xác định đầu tư hỗ trợ cơ sở vật chất để hộ nghèo có điều kiệnthoát nghèo; tăng nguồn lực từ vay tín dụng thay cho hỗ trợ trực tiếp; có chínhsách mới cho đối tượng là các hộ cận nghèo.

Xung quanh chủ trương đến năm 2015, Việt Nam cơ bản hoàn thành hỗ trợ nhà ở chokhoảng 500 nghìn hộ nghèo (theo chuẩn nghèo mới), Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyềncho biết: Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày12/12/2008 về chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, với mục tiêu trong 4 năm(2009 - 2012), hỗ trợ về nhà ở cho khoảng 500.000 hộ nghèo.

Theo tổng kết của Bộ Xây dựng, tính đến cuối năm 2012, cả nước đã có 531.000 hộ nghèo được hỗ trợ về nhà ở. Đây được đánh giá là chương trình có hiệuquả, hợp lòng dân do chính sách hợp lý, huy động được các nguồn hỗ trợ nên quymô, chất lượng nhà ở được bảo đảm, giúp hộ nghèo có cuộc sống ổn định hơn. Hiệnnay, Bộ Xây dựng đang trình Chính phủ để tiếp tục thực hiện giai đoạn II.

Về mục tiêu giảm nghèo “bền vững”, một số ý kiến băn khoăn cho rằng khái niệm“bền vững” có thể khiến cho công cuộc xóa đói giảm nghèo ở nhiều địa phương cólý do để giảm tốc hoặc hợp pháp hóa sự chậm chạm của chính quyền địa phương. Trảlời câu hỏi này, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền khẳng định, g iảm nghèo bền vữnglà nhiệm vụ đặt ra từ nay đến năm 2020, đó là yêu cầu tất yếu để thực hiện mụctiêu giảm nghèo có hiệu quả.

Để thực hiện mục tiêu trên cần tập trung nguồn lực,tăng cường phân cấp cho địa phương, cơ sở; chính sách hỗ trợ mới cần theo hướngmở rộng đối tượng là hộ mới thoát nghèo và hộ cận nghèo nhằm hạn chế tái nghèo;các mức chính sách được thiết kế theo nguyên tắc hộ nghèo được ưu tiên nhất, sauđó đến hộ mới thoát nghèo và hộ cận nghèo. Cùng với đó là khuyến khích tăngcường tính tự chủ vươn lên của người nghèo. Bộ trưởng cho rằng, việc hỗ trợ củaNhà nước là cần thiết và quan trọng, nhưng phải làm cho người dân tự giác, chủđộng thực hiện và có trách nhiệm hơn nữa để vươn lên thoát nghèo.

Đảm bảo minh bạch chính sách hỗ trợ hộ nghèo

Trả lời băn khoăn của người dân liên quan đến việc miễn giảm học phí cho conem là sinh viên thuộc hộ nghèo vùng dân tộc miền núi và mức hỗ trợ hộ nghèo, Bộtrưởng Phạm Thị Hải Chuyền khẳng định: Chính sách giảm nghèo không phải là chínhsách trợ cấp xã hội, không phải tất cả hộ nghèo đều được hỗ trợ như nhau, mà tùytheo đối tượng cụ thể để hỗ trợ như: Chính sách khám chữa bệnh thông qua cấp thẻbảo hiểm y tế, chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, chính sách cho vay vốn tíndụng ưu đãi, chính sách hỗ trợ giáo dục đào tạo…

Nghị định 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định đối tượng được miễn giảm họcphí là học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đạihọc là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ có thu nhập tối đa bằng 150%thu nhập của hộ nghèo. Như vậy, những gia đình thuộc hộ nghèo nhưng không phảihộ dân tộc thiểu số, có con là sinh viên, sẽ không thuộc đối tượng được miễn họcphí mà được vay vốn tín dụng học sinh-sinh viên để trang trải chi phí học tậpvà sinh hoạt.

Về tiêu chí xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyềncho biết: Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số:21/2012/TT-BLĐTBXH ngày 5/9/2012 hướng dẫn quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo,hộ cận nghèo hàng năm, theo đó việc điều tra hộ nghèo ở cơ sở, địa phương phảitiến hành theo 3 bước: Nhận dạng nhanh thông qua chấm điểm tài sản, điều tra thunhập những hộ có khả năng rơi xuống nghèo, sau đó tổ chức bình xét tại cộng đồngdân cư đối với các hộ có thu nhập dưới chuẩn nghèo theo qui định hiện hành. Cánbộ chính sách ấn định mức bình quân thu nhập đối với hộ dân là việc làm sai quyđịnh. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội sẽ đề nghị kiểm tra, xác minh lại sựviệc và giải quyết theo quy định./.

Khiếu Tư (TTXVN)

Tin cùng chuyên mục

Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trên huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận), giúp giảm thiệt hại cho ngư dân. (Ảnh: Nguyễn Thanh/TTXVN)

Huyện đảo Phú Quý - 50 năm sau giải phóng

Qua 50 năm giải phóng, Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân huyện đảo cùng nhau vượt qua khó khăn, chung tay xây dựng Phú Quý đạt nhiều thành tựu phát triển, xứng đáng là đảo tiền tiêu của Tổ quốc.

Thế hệ trẻ viết tiếp câu chuyện yêu nước bằng một cách đặc biệt

Thế hệ trẻ viết tiếp câu chuyện yêu nước bằng một cách đặc biệt

Tại một góc nhỏ của Hà Nội, những chiếc sticker, móc khóa, bưu thiếp mang đậm văn hóa Việt đang được tạo ra. Giới trẻ đang viết tiếp câu chuyện yêu nước bằng một cách rất đặc biệt và cụ thể - thông qua việc tìm hiểu, đổi mới và sáng tạo những sản phẩm văn hóa độc đáo của riêng họ.