Ngày 25/6, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên cho hay ông Huỳnh Văn Hai, chủ trang trại hổ lớn thuộc khu du lịch Thanh Cảnh, Bình Dương đã bị tuyên phạt 3 năm tù giam vì tội buôn bán hổ trái phép.
Cùng chung cảnh ngộ với ông chủ trang trại nuôi hổ, 14 người khác có liên quan cũng bị phạt từ 18- 30 tháng tù giam gữ, án treo. Ngoài đó ra, ông Hai và hai đối tượng khác còn phải nộp phạt tổng số tiền lên tới hơn 1,4 tỷ đồng.
Qua điều tra, một nhân viên tại Khu du lịch Thanh Cảnh, hiện đang đóng cửa cho biết, hiện cũng có khoảng 10 cá thể gấu được dùng để trích hút mật và bán cho du khách trong và ngoài nước. Thêm vào đó có nhiều cá thể động vật hoang dã khác và một nhà hàng nằm trong khuôn viên cũng phục vụ nhiều món ăn chế biến từ động vật hoang dã.
Ông Trần Việt Hưng, Phó Giám đốc Trung tâm giáo dục Thiên nhiên cho biết: "Khu du lịch Thanh Cảnh là một trong 8 cơ sở nuôi hổ tư nhân ở Việt Nam. Trong chương trình điều tra về buôn bán hổ năm 2010 của Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên, khu du lịch Thanh Cảnh là một trong ít nhất hai cơ sở bị nghi ngờ là có liên quan tới việc bán các cá thể hổ sinh ra tại trang trại, không có nguồn gốc hợp pháp.
“Đây là một bước tiến lớn trong nỗ lực nhằm ngăn chặn nạn buôn bán hổ trái phép ở Việt Nam và các cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương. Đã đến lúc cần phải chấm dứt các hoạt động buôn bán hổ trái phép bằng cách tăng cường thực thi pháp luật và xử lý hình sự các đối tượng chủ chốt trong các đường dây buôn bán.
"Các cơ quan chức năng nên tập trung điều tra các đối tượng là mắt xích chính trong đường dây buôn bán hổ. Các đối tượng này có thể nuôi nhốt và bán các cá thể hổ từ các trang trại của họ ở Việt Nam hoặc vận chuyển bất hợp pháp từ Lào hoặc các nước khác," ông Hưng nói thêm.
Cùng chung cảnh ngộ với ông chủ trang trại nuôi hổ, 14 người khác có liên quan cũng bị phạt từ 18- 30 tháng tù giam gữ, án treo. Ngoài đó ra, ông Hai và hai đối tượng khác còn phải nộp phạt tổng số tiền lên tới hơn 1,4 tỷ đồng.
Qua điều tra, một nhân viên tại Khu du lịch Thanh Cảnh, hiện đang đóng cửa cho biết, hiện cũng có khoảng 10 cá thể gấu được dùng để trích hút mật và bán cho du khách trong và ngoài nước. Thêm vào đó có nhiều cá thể động vật hoang dã khác và một nhà hàng nằm trong khuôn viên cũng phục vụ nhiều món ăn chế biến từ động vật hoang dã.
Ông Trần Việt Hưng, Phó Giám đốc Trung tâm giáo dục Thiên nhiên cho biết: "Khu du lịch Thanh Cảnh là một trong 8 cơ sở nuôi hổ tư nhân ở Việt Nam. Trong chương trình điều tra về buôn bán hổ năm 2010 của Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên, khu du lịch Thanh Cảnh là một trong ít nhất hai cơ sở bị nghi ngờ là có liên quan tới việc bán các cá thể hổ sinh ra tại trang trại, không có nguồn gốc hợp pháp.
“Đây là một bước tiến lớn trong nỗ lực nhằm ngăn chặn nạn buôn bán hổ trái phép ở Việt Nam và các cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương. Đã đến lúc cần phải chấm dứt các hoạt động buôn bán hổ trái phép bằng cách tăng cường thực thi pháp luật và xử lý hình sự các đối tượng chủ chốt trong các đường dây buôn bán.
"Các cơ quan chức năng nên tập trung điều tra các đối tượng là mắt xích chính trong đường dây buôn bán hổ. Các đối tượng này có thể nuôi nhốt và bán các cá thể hổ từ các trang trại của họ ở Việt Nam hoặc vận chuyển bất hợp pháp từ Lào hoặc các nước khác," ông Hưng nói thêm.
Theo Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên Việt Nam, hiện có khoảng 100 cá thể hổ đang được nhân nuôi tại Việt Nam trong đó 81 cá thể thuộc 8 trại tư nhân, số còn lại là từ các vườn thú và trung tâm cứu hộ của nhà nước. Hiện nay, có ít nhất 3 trang trại hổ có liên quan tới việc buôn bán hổ bất hợp pháp. Tuy không có bằng chứng từ các trang trại khác nhưng đã có trường hợp hổ chết tại các trang trại này và được nấu làm cao. Cao hổ được làm từ xương hổ, trộn lẫn với xương của một số động vật khác. Một lạng cao hổ có giá từ 900-1.200 đô la Mỹ. Chi phí nuôi một con hổ cho tới khi có thể bán được là khoảng 3.455 USD. Tuy nhiên khi nấu thành cao rồi thì có giá khoảng 20.000 USD. |
Cẩm Thơ (Vietnam+)