Số liệu thống kê của một tổ chức nước ngoài gần đây cho thấy chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của Việt Nam chỉ xếp thứ 79/129 quốc gia.
Điều này chứng tỏ kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, phong cách làm việc của lao động Việt Nam là chưa đáp ứng yêu cầu thực tế, chưa nói đến chuyện so sánh với quốc tế.
Trong khi đó, quá trình hội nhập quốc tế cũng như gia nhập WTO đã cho thấy việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, đang trở thành vấn đề cấp bách có tầm chiến lược, có tính chất sống còn với Việt Nam.
Một điều không thể phủ nhận là hội nhập kinh tế quốc tế mang lại không ít cơ hội phát triển cho thị trường lao động Việt Nam, như cải thiện nguồn cung cả về số lượng và chất lượng; người lao động có thêm nhiều cơ hội làm việc trong những điều kiện tốt hơn trước rất nhiều; trình độ của người lao động cũng được nâng lên đáng kể, phần nào đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của một bộ phận doanh nghiệp.
Mặc dù vậy, quá trình hội nhập cũng làm bộc lộ những hạn chế và làm phát sinh thêm những khó khăn trên thị trường lao động. Rõ nhận thấy nhất là nguồn cung lao động tăng lên về số lượng nhưng chất lượng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đang ngày càng cao hơn trên thị trường lao động trong nước và quốc tế.
Việt Nam còn thiếu nhiều lao động và cán bộ có tay nghề và trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ cao, đặc biệt ở các thành phố lớn, nơi có nhiều cơ quan, doanh nghiệp, khu chế xuất - khu công nghiệp. Sinh viên có trình độ giáo dục bậc cao ở Việt Nam thiếu hụt phần lớn các kỹ năng mà nhà tuyển dụng yêu cầu.
Theo đánh giá của các nhà tuyển dụng nước ngoài, sinh viên mới ra trường của Việt Nam đặc biệt thiếu hụt kỹ năng về giao tiếp và tiếng Anh, cũng như kiến thức thực tế về một công việc nào đó. Sự thiếu hụt về kỹ năng là đặc biệt lớn trong một số lĩnh vực đòi hỏi ứng dụng công nghệ, dẫn đến hạn chế khả năng cải tiến và đổi mới công nghệ.
Trong khi đó, số lượng nhân lực trong lĩnh vực khoa học, công nghệ của Việt Nam còn rất nhỏ bé về quy mô.
Năm 2010, cả nước có 64,4 nghìn người làm việc trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Trong đó, đội ngũ nhân lực khoa học-công nghệ chất lượng cao (thạc sỹ, tiến sỹ, tiến sỹ khoa học, phó giáo sư, giáo sư) chiếm tỷ trọng thấp, chỉ khoảng 20,5%, thấp hơn so với một số quốc gia khu vực Đông Nam Á như Malaysia (48%), Indonesia (40%).
Theo thạc sỹ Nguyễn Đoan Trang, Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế-xã hội Quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), năng lực nghiên cứu, phát minh, sáng chế của đội ngũ nhân lực khoa học-công nghệ ở Việt Nam còn nhiều hạn chế.
Phần lớn những trang thiết bị, công nghệ phục vụ sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân đang sử dụng, áp dụng hiện nay đều phải phụ thuộc vào nước ngoài. Số lượng các văn bản độc quyền sáng chế và giải pháp hữu ích được cấp và chứng nhận hàng năm của Việt Nam còn quá ít.
Theo phó giáo sư, tiến sỹ Phạm Quốc Trung, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, để xây dựng và phát triển nguồn nhân lực, cần nâng cao nhận thức của toàn xã hội về phát triển nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao; phải đặc biệt quan tâm xây dựng kế hoạch hoặc chiến lược phát triển nguồn nhân lực và xem đây là một trong những tiêu chí phát triển; đồng thời cần nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học-công nghệ.
Đây là một trong những nhiệm vụ vừa mang tính cấp bách vừa có tầm chiến lược nhằm tạo ra lực lượng đầu đàn trong đội ngũ những người lao động góp phần không nhỏ trong việc tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam.
Để nâng cao chất lượng lao động trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng, một giải pháp quan trọng là phải chú trọng công tác đào tạo, đặc biệt phải chú trọng đào tạo và chuẩn hóa chất lượng lao động cho phù hợp với chuẩn khu vực cũng như thế giới.
Bởi lẽ hội nhập và toàn cầu hóa đòi hỏi chúng ta phải nắm bắt, sử dụng các công cụ, thước đo chung để nhận diện rõ vị trí, thế mạnh cũng như điểm yếu của mình.
Đây chính là chìa khóa để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, để lao động Việt Nam có thể bắt kịp trình độ lao động của các nước trong khu vực và trên thế thế giới.
Để thực hiện được điều này, các chuyên gia kinh tế cho rằng cần tăng cường hội nhập về tư duy và cả về các công cụ, thước đo để có sự đánh giá, giám sát mang tính hội nhập ngày càng thực chất hơn.
Trước hết cần tăng cường sự hòa đồng về kỹ thuật và thước đo để tránh tình trạng tụt hậu, chỉ hội nhập về hình thức.
Theo thạc sỹ Phạm Hoàng Hải, Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội Quốc gia, cần tăng cường mở rộng sự phối hợp và hợp tác trong phát triển nguồn nhân lực giữa các ngành, các địa phương, giữa tỉnh với trung ương và mở rộng quan hệ với các tổ chức bên ngoài, với các nước trong khu vực và trên thế giới để phát triển nhân lực dưới nhiều hình thức như xuất khẩu lao động, khuyến khích du học, thu hút những người có năng lực.
Bên cạnh đó, cần xây dựng một hệ thống các trường đại học có uy tín, có khả năng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính-ngân hàng, công nghệ thông tin, kiểm toán và ngoại ngữ.
Cũng có ý kiến cho rằng việc đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục cho phép các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế phù hợp với luật pháp Việt Nam, cũng là việc nên làm./.
Điều này chứng tỏ kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, phong cách làm việc của lao động Việt Nam là chưa đáp ứng yêu cầu thực tế, chưa nói đến chuyện so sánh với quốc tế.
Trong khi đó, quá trình hội nhập quốc tế cũng như gia nhập WTO đã cho thấy việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, đang trở thành vấn đề cấp bách có tầm chiến lược, có tính chất sống còn với Việt Nam.
Một điều không thể phủ nhận là hội nhập kinh tế quốc tế mang lại không ít cơ hội phát triển cho thị trường lao động Việt Nam, như cải thiện nguồn cung cả về số lượng và chất lượng; người lao động có thêm nhiều cơ hội làm việc trong những điều kiện tốt hơn trước rất nhiều; trình độ của người lao động cũng được nâng lên đáng kể, phần nào đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của một bộ phận doanh nghiệp.
Mặc dù vậy, quá trình hội nhập cũng làm bộc lộ những hạn chế và làm phát sinh thêm những khó khăn trên thị trường lao động. Rõ nhận thấy nhất là nguồn cung lao động tăng lên về số lượng nhưng chất lượng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đang ngày càng cao hơn trên thị trường lao động trong nước và quốc tế.
Việt Nam còn thiếu nhiều lao động và cán bộ có tay nghề và trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ cao, đặc biệt ở các thành phố lớn, nơi có nhiều cơ quan, doanh nghiệp, khu chế xuất - khu công nghiệp. Sinh viên có trình độ giáo dục bậc cao ở Việt Nam thiếu hụt phần lớn các kỹ năng mà nhà tuyển dụng yêu cầu.
Theo đánh giá của các nhà tuyển dụng nước ngoài, sinh viên mới ra trường của Việt Nam đặc biệt thiếu hụt kỹ năng về giao tiếp và tiếng Anh, cũng như kiến thức thực tế về một công việc nào đó. Sự thiếu hụt về kỹ năng là đặc biệt lớn trong một số lĩnh vực đòi hỏi ứng dụng công nghệ, dẫn đến hạn chế khả năng cải tiến và đổi mới công nghệ.
Trong khi đó, số lượng nhân lực trong lĩnh vực khoa học, công nghệ của Việt Nam còn rất nhỏ bé về quy mô.
Năm 2010, cả nước có 64,4 nghìn người làm việc trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Trong đó, đội ngũ nhân lực khoa học-công nghệ chất lượng cao (thạc sỹ, tiến sỹ, tiến sỹ khoa học, phó giáo sư, giáo sư) chiếm tỷ trọng thấp, chỉ khoảng 20,5%, thấp hơn so với một số quốc gia khu vực Đông Nam Á như Malaysia (48%), Indonesia (40%).
Theo thạc sỹ Nguyễn Đoan Trang, Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế-xã hội Quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), năng lực nghiên cứu, phát minh, sáng chế của đội ngũ nhân lực khoa học-công nghệ ở Việt Nam còn nhiều hạn chế.
Phần lớn những trang thiết bị, công nghệ phục vụ sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân đang sử dụng, áp dụng hiện nay đều phải phụ thuộc vào nước ngoài. Số lượng các văn bản độc quyền sáng chế và giải pháp hữu ích được cấp và chứng nhận hàng năm của Việt Nam còn quá ít.
Theo phó giáo sư, tiến sỹ Phạm Quốc Trung, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, để xây dựng và phát triển nguồn nhân lực, cần nâng cao nhận thức của toàn xã hội về phát triển nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao; phải đặc biệt quan tâm xây dựng kế hoạch hoặc chiến lược phát triển nguồn nhân lực và xem đây là một trong những tiêu chí phát triển; đồng thời cần nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học-công nghệ.
Đây là một trong những nhiệm vụ vừa mang tính cấp bách vừa có tầm chiến lược nhằm tạo ra lực lượng đầu đàn trong đội ngũ những người lao động góp phần không nhỏ trong việc tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam.
Để nâng cao chất lượng lao động trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng, một giải pháp quan trọng là phải chú trọng công tác đào tạo, đặc biệt phải chú trọng đào tạo và chuẩn hóa chất lượng lao động cho phù hợp với chuẩn khu vực cũng như thế giới.
Bởi lẽ hội nhập và toàn cầu hóa đòi hỏi chúng ta phải nắm bắt, sử dụng các công cụ, thước đo chung để nhận diện rõ vị trí, thế mạnh cũng như điểm yếu của mình.
Đây chính là chìa khóa để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, để lao động Việt Nam có thể bắt kịp trình độ lao động của các nước trong khu vực và trên thế thế giới.
Để thực hiện được điều này, các chuyên gia kinh tế cho rằng cần tăng cường hội nhập về tư duy và cả về các công cụ, thước đo để có sự đánh giá, giám sát mang tính hội nhập ngày càng thực chất hơn.
Trước hết cần tăng cường sự hòa đồng về kỹ thuật và thước đo để tránh tình trạng tụt hậu, chỉ hội nhập về hình thức.
Theo thạc sỹ Phạm Hoàng Hải, Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội Quốc gia, cần tăng cường mở rộng sự phối hợp và hợp tác trong phát triển nguồn nhân lực giữa các ngành, các địa phương, giữa tỉnh với trung ương và mở rộng quan hệ với các tổ chức bên ngoài, với các nước trong khu vực và trên thế giới để phát triển nhân lực dưới nhiều hình thức như xuất khẩu lao động, khuyến khích du học, thu hút những người có năng lực.
Bên cạnh đó, cần xây dựng một hệ thống các trường đại học có uy tín, có khả năng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính-ngân hàng, công nghệ thông tin, kiểm toán và ngoại ngữ.
Cũng có ý kiến cho rằng việc đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục cho phép các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế phù hợp với luật pháp Việt Nam, cũng là việc nên làm./.
Quốc Huy (TTXVN)