Chùa Trúc Lâm ở thành phố Marseille - thành phố Địa Trung Hải, phía Nam Paris, Pháp - bắt đầu được xây dựng năm 1987 trên khuôn viên rộng 3.600m2 gồm bốn nền đất trên bốn độ cao.
Chùa nằm trên một sườn núi đá đặc trưng của vùng Địa Trung Hải, phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ và thơ mộng, lại nằm xa trung tâm thành phố nên không gian yên tĩnh ở đây càng tôn thêm vẻ linh thiêng của ngôi chùa.
Chùa vẫn đang trong thời gian xây dựng và hoàn thiện từng hạng mục công trình tùy theo kinh phí có được do các phật tử và những người hảo tâm quyên góp được. Hiện nay, những nét cơ bản của một ngôi chùa thuần Việt đã thành hình.
Chùa có một điện thờ Phật và điện thờ Mẫu theo đúng truyền thống văn hóa Việt Nam.
Tuy không lớn, nhưng các điện thờ có đủ các ban thờ, tượng Phật, tượng Mẫu sơn son thiếp vàng từ Việt Nam chuyển sang, rất trang nghiêm và ấm cúng. Trong khuôn viên chùa, có tháp nhỏ treo quả chuông đồng lớn do Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp tặng.
Dưới điện thờ có đặt bức tượng Quan thế âm đứng trên tòa sen, Quan thế âm ngồi trên tòa sen, tượng Phật nằm từ trong nước chuyển sang cùng một số tượng các vị Bồ tát.
Trong khuôn viên của chùa còn có cả những cây đại cổ thụ đang nở hoa tạo nên nét cổ kính và không gian thanh tịnh của nơi thờ cúng, thờ thần, thờ Phật giống như ta thường thấy ở các đền chùa ở Việt Nam.
Theo bà Dung, một phật tử thường xuyên lên chùa Trúc Lâm, các phật tử đến đây để giúp nhà Chùa và cũng là để gặp lại người đồng hương, gặp bà con để được nói tiếng Việt để đôi lúc có thể vơi đi nỗi buồn của người xa xứ.
Bà Dung cho biết: "Khi chúng tôi đi xa, lúc nào chúng tôi cũng khao khát tiếng nói Việt Nam. Nơi đây còn thường xuyên các lớp dạy tiếng Việt, dạy võ cổ truyền và tổ chức các hoạt động từ thiện."
Sau hơn 20 năm, với sự đóng góp công sức của nhiều thế hệ bà con người Việt, dù ít dù nhiều, mỗi người đóng góp theo cách riêng của mình. Các phật tử ở đây rất đoàn kết. Mỗi khi nhà chùa có việc, mọi người gọi nhau lên chùa giúp ngay. Những người ít của, họ góp công, nhưng họ đều là những người có tâm.
Ý định của bà con Phật tử và sư trụ trì là từng bước xây dựng chùa thành một địa chỉ sinh hoạt tâm linh, quy tụ đồng bào trong các hoạt động văn hóa truyền thống, cùng nhau giữ gìn tiếng Việt và truyền lại cho các thế hệ mai sau gia sản to lớn và vô giá của đạo nghĩa Việt Nam.
Đối với đông đảo bà con kiều bào ở Marseille, chùa Trúc Lâm giờ đây đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống, giúp sưởi ấm lòng những người con xa xứ luôn hướng về quê hương.
Ngoài việc tụng kinh niệm Phật và giữ gìn sự trang nghiêm của chùa, Đại đức Thích Nhuận Trí còn chăm lo dạy tiếng Việt, dạy võ cổ truyền, tổ chức các sinh hoạt cộng đồng, hoạt động từ thiện.
Sau khi lễ Phật và đi thăm toàn bộ ngôi chùa, chúng tôi được trụ trì chùa Trúc Lâm Đại đức Thích Nhuận Trí mời thưởng thức bữa cơm chay do chi Oanh cùng một số bà con Việt kiều, phật tử của chùa chuẩn bị, với các món ăn đơn giản mà ấm áp tình người nơi xa xứ./.
Chùa nằm trên một sườn núi đá đặc trưng của vùng Địa Trung Hải, phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ và thơ mộng, lại nằm xa trung tâm thành phố nên không gian yên tĩnh ở đây càng tôn thêm vẻ linh thiêng của ngôi chùa.
Chùa vẫn đang trong thời gian xây dựng và hoàn thiện từng hạng mục công trình tùy theo kinh phí có được do các phật tử và những người hảo tâm quyên góp được. Hiện nay, những nét cơ bản của một ngôi chùa thuần Việt đã thành hình.
Chùa có một điện thờ Phật và điện thờ Mẫu theo đúng truyền thống văn hóa Việt Nam.
Tuy không lớn, nhưng các điện thờ có đủ các ban thờ, tượng Phật, tượng Mẫu sơn son thiếp vàng từ Việt Nam chuyển sang, rất trang nghiêm và ấm cúng. Trong khuôn viên chùa, có tháp nhỏ treo quả chuông đồng lớn do Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp tặng.
Dưới điện thờ có đặt bức tượng Quan thế âm đứng trên tòa sen, Quan thế âm ngồi trên tòa sen, tượng Phật nằm từ trong nước chuyển sang cùng một số tượng các vị Bồ tát.
Trong khuôn viên của chùa còn có cả những cây đại cổ thụ đang nở hoa tạo nên nét cổ kính và không gian thanh tịnh của nơi thờ cúng, thờ thần, thờ Phật giống như ta thường thấy ở các đền chùa ở Việt Nam.
Theo bà Dung, một phật tử thường xuyên lên chùa Trúc Lâm, các phật tử đến đây để giúp nhà Chùa và cũng là để gặp lại người đồng hương, gặp bà con để được nói tiếng Việt để đôi lúc có thể vơi đi nỗi buồn của người xa xứ.
Bà Dung cho biết: "Khi chúng tôi đi xa, lúc nào chúng tôi cũng khao khát tiếng nói Việt Nam. Nơi đây còn thường xuyên các lớp dạy tiếng Việt, dạy võ cổ truyền và tổ chức các hoạt động từ thiện."
Sau hơn 20 năm, với sự đóng góp công sức của nhiều thế hệ bà con người Việt, dù ít dù nhiều, mỗi người đóng góp theo cách riêng của mình. Các phật tử ở đây rất đoàn kết. Mỗi khi nhà chùa có việc, mọi người gọi nhau lên chùa giúp ngay. Những người ít của, họ góp công, nhưng họ đều là những người có tâm.
Ý định của bà con Phật tử và sư trụ trì là từng bước xây dựng chùa thành một địa chỉ sinh hoạt tâm linh, quy tụ đồng bào trong các hoạt động văn hóa truyền thống, cùng nhau giữ gìn tiếng Việt và truyền lại cho các thế hệ mai sau gia sản to lớn và vô giá của đạo nghĩa Việt Nam.
Đối với đông đảo bà con kiều bào ở Marseille, chùa Trúc Lâm giờ đây đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống, giúp sưởi ấm lòng những người con xa xứ luôn hướng về quê hương.
Ngoài việc tụng kinh niệm Phật và giữ gìn sự trang nghiêm của chùa, Đại đức Thích Nhuận Trí còn chăm lo dạy tiếng Việt, dạy võ cổ truyền, tổ chức các sinh hoạt cộng đồng, hoạt động từ thiện.
Sau khi lễ Phật và đi thăm toàn bộ ngôi chùa, chúng tôi được trụ trì chùa Trúc Lâm Đại đức Thích Nhuận Trí mời thưởng thức bữa cơm chay do chi Oanh cùng một số bà con Việt kiều, phật tử của chùa chuẩn bị, với các món ăn đơn giản mà ấm áp tình người nơi xa xứ./.
Lê Hà/Paris (Vietnam+)