Theo số liệu thống kê, lượng phát thải khí nhà kính của Australia đã tăng lên mức cao kỷ lục trong nhiều lĩnh vực, tiếp tục xu hướng tăng bắt đầu từ năm 2013.
Các thành phố thân thiện với khí hậu và có thể chịu đựng được những sự thay đổi thất thường của khí hậu sẽ là chìa khóa để đạt được "mục tiêu đầy tham vọng về bảo vệ khí hậu."
Ngày 16/5, một nhóm hơn 60 nhà khoa học và các chuyên gia tại Australia đã gửi thư ngỏ kêu gọi chính phủ nhiệm kỳ tới ưu tiên hành động chống biến đổi khí hậu.
Nhóm đại diện Diễn đàn các quần đảo Thái Bình Dương đã có cuộc gặp mặt Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres để thảo luận các biện pháp chống biến đổi khí hậu, phát triển và an ninh khí hậu.
LHQ đã nhất trí về những quy định cập nhật để tính toán chính xác hơn đối với lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của các nước, trong đó có cách tính lượng khí thải từ hoạt động sản xuất hydro.
Liên hợp quốc cho rằng một nghịch lý là các đảo quốc nhỏ “thực sự đang nằm ở tiền tuyến” và sẽ hứng chịu hậu quả nặng nề nhất, trong khi nỗ lực chính trị của cộng đồng quốc tế trở nên mờ nhạt.
Hạ viện Mỹ ngày 10/5 thông qua dự luật chi 19,1 tỷ USD cho việc giảm nhẹ thiên tai để hỗ trợ cho các cộng đồng bị ảnh hưởng lớn, cho dù Tổng thống Trump phản đối gói hỗ trợ này.
Thủ đô Mexico City của Mexico đã phê chuẩn việc cải cách điều 25 của Luật Chất thải rắn, cấm buôn bán, phân phối, cung cấp túi nhựa và các sản phẩm nhựa dùng 1 lần cho người tiêu dùng.
Trong 2018, tổng lượng khí thải carbon từ hoạt động đốt dầu, than đá và khí đốt giảm 2,5% so với năm 2017, trong đó 20 trên tổng số 28 quốc gia thành viên EU ghi nhận mức giảm.
Lần đầu tiên Hội đồng Bắc Cực không đưa ra được tuyên bố chung kể từ khi được thành lập năm 1996 do Mỹ từ chối ký thỏa thuận về các thách thức đối với Bắc Cực.
Theo báo cáo của Global Witness, các kế hoạch thăm dò nhiên liệu trong những thập kỷ tới "đối nghịch" với mục tiêu của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu nhằm hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu.
Theo Báo cáo Ngân sách Liên bang 2019 của Australia, Quỹ Giải pháp khí hậu trị giá gần 1,42 tỷ USD dành cho các hoạt động giảm phát thải khí carbon sẽ tăng thời hạn phân bổ từ 10 năm lên 15 năm.
Tổng thư ký Guterres đã gửi thư tới các nhà lãnh đạo trên thế giới, nêu rõ chỉ có những nước đặt mục tiêu cắt giảm khí thải tham vọng nhất mới được mời tham dự hội nghị khí hậu quan trọng vào tháng 9.
Theo các chuyên gia Trung Quốc có thể dễ dàng đáp ứng cam kết về cắt giảm lượng khí thải nhưng việc đảm bảo 20% nhu cầu tiêu thụ được huy động từ năng lượng tái tạo và hạt nhân là mục tiêu khó khăn.
Theo báo cáo mới công bố ngày 13/3, của Liên hợp quốc, tình trạng ô nhiễm và hủy hoại môi trường do chính con người gây ra là nguyên nhân dẫn tới 25% số ca chết non và bệnh tật trên toàn thế giới.
Những đám mây tầng tích giúp bảo vệ con người trước sự ấm lên của Trái Đất bằng cách phản chiếu trở lại ánh nắng Mặt Trời vào vũ trụ có thể tan biến nếu hàm lượng khí thải CO2 trong không khí tăng.
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications ngày 12/2, các nhà khoa học cảnh báo các vùng khí hậu tại Mỹ có thể sẽ dịch chuyển hàng trăm km chỉ trong một thế hệ.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc đã phải thừa nhận nguy cơ cộng đồng quốc tế "sẽ thất bại trong cuộc đua" chống biến đổi khí hậu trong bối cảnh hiện không còn nhiều thời gian để cứu "Hành tinh Xanh."