Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Su Yong thông báo nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã phát động cuộc chiến chống nạn phá rừng, thực hiện cam kết tích cực tham gia vào các nỗ lực chung bảo vệ môi trường.
Theo Phó Tổng Thư ký ASEAN Vongthep Arthakaivalvatee, Đông Nam Á là một trong những khu vực dễ bị tổn thương nhất do các tác động của biến đổi khí hậu như nước biển dâng cao, lũ lụt và hạn hán.
Dự kiến, trong 5 ngày đàm phán nước rút, các Bộ trưởng Ngoại giao và Môi trường của các nước sẽ phải giải quyết những bất đồng và tìm ra các giải pháp cho các vấn đề gai góc nhất.
Nhóm các quốc gia châu Phi và các nhà tài trợ đã công bố sáng kiến đầy tham vọng với mục tiêu từ nay tới năm 2030 sẽ phủ xanh 100 triệu ha diện tích đất trống đồi trọc và rừng thoái hóa.
Giáo hoàng Francis kêu gọi các nhà lãnh đạo toàn cầu tham dự Hội nghị COP21 tại Paris cần nỗ lực hết sức để cứu Trái Đất, nhân đó chống lại đói nghèo và thúc đẩy phẩm giá con người.
Ngày 6/12, đánh giá về tuần đàm phán đầu tiên COP 21, diễn ra tại Paris, Tổng thống Pháp nêu rõ các cuộc thương lượng hiện chưa kết thúc và đang bước vào giai đoạn quyết định.
COP21 đã bước vào một giai đoạn mới khó khăn hơn sau khi các nhà đàm phán cuối tuần qua đã thông qua một dự thảo hiệp định toàn cầu, dù dự thảo này vẫn còn rất nhiều điểm tranh cãi.
COP21 ngày 5/12 đã thông qua bản dự thảo hiệp định toàn cầu về chống biến đổi khí hậu, trong đó mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ Trái Đất có thể chỉ giữ ở mức 1,5 độ C.
LHQ kêu gọi xây dựng những hạ tầng cơ sở đô thị ít sản sinh khí thải trong bối cảnh các thành phố trên thế giới hiện đang thải 1/2 lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trên toàn cầu.
Hội nghị lần thứ 21 tại Paris, còn gọi là COP21, đặt mục tiêu bảo vệ hiệp ước đầu tiên được quốc tế công nhận nhằm khống chế nhiệt độ Trái Đất không tăng quá 2 độ C.
Tại COP21, các đại diện của ngành giao thông trên toàn thế giới đã đưa ra nhiều sáng kiến nhằm giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và xây dựng các hệ thống giao thông bền vững hơn.
Các cuộc đàm phán trong khuôn khổ Hội nghị về biến đổi khí hậu (COP21) có nguy cơ thất bại, trừ khi những bất đồng xung quanh hàng trăm tỷ USD phải được giải quyết.
Nicaragua, Bolivia và Venezuela đều nhấn mạnh nguyên tắc “trách nhiệm chung nhưng chia sẻ phù hợp” giữa các quốc gia trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Ngày càng nhiều tổ chức đầu tư tuyên bố loại bỏ các dự án nhiên liệu hóa thạch khỏi danh mục đầu tư nhưng các ngân hàng lớn vẫn tiếp tục rót vốn cho các dự án kiểu này.
Trong các cuộc tiếp xúc cấp cao bên lề COP 21, Việt Nam và Pháp đều bày tỏ quyết tâm nâng quan hệ lên cho tương xứng với quan hệ đối tác chiến lược mà hai bên đã ký vào năm 2013.
Ngày 1/12, các chuyên gia cảnh báo việc triển khai công nghệ năng lượng sạch ở những nước đang phát triển sẽ gặp khó khăn nếu các nhà đàm phán tại COP 21 không thống nhất hỗ trợ.
Nhóm V20 đòi phải đưa vào văn kiện đàm phán các yêu sách của họ với mục tiêu cụ thể: sản xuất 100% năng lượng tái tạo và chấm dứt thời kỳ sử dụng nhiên liệu hóa thạch từ nay đến năm 2050.