Sau khi đồng loạt lao dốc trong phiên trước (12/7), chứng khoán châu Á đã quay đầu đi lên trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 13/7 mặc dù đã phần lớn đi xuống trong phiên sáng cùng ngày.
Sự đảo chiều diễn ra sau khi thị trường đón nhận số liệu về tăng trưởng GDP của Trung Quốc, theo đó, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đạt mức tăng trưởng 7,6% trong quý II - tuy là mức tăng thấp nhất trong 3 năm qua, song vẫn nằm trong mức dự liệu trước đó của các nhà phân tích, và thậm chí còn cao hơn những đồn đoán của thị trường rằng có thể chỉ dưới 7%.
Các nhà đầu tư đã "thở phào nhẹ nhõm" vì nỗi lo về một "ngày Thứ Sáu 13 đen tối" đã được loại bỏ. Ngoài ra, mức tăng thấp này còn khiến thị trường lại dấy lên hy vọng rằng Bắc Kinh có thể sẽ sớm tung ra các biện pháp kích thích mới nhằm thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.
Đóng cửa phiên 13/7, hầu như tất cả các sàn chủ chốt trong khu vực đều đồng loạt đảo chiều tăng điểm. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng 67,52 điểm (0,35%) lên 19.092,63 điểm; Shanghai Composite của Trung Quốc nhích nhẹ 0,4 điểm (0,02%) lên 2.185,9 điểm; KOSPI của Hàn Quốc bật 27,50 điểm (1,54%) lên 1.81289 điểm; S&P/ASX200 của Australia nhích thêm 14,2 điểm (0,35%) lên 4.082,2 điểm. Chỉ có Weighted của Đài Loan là đi ngược xu hướng chung khi giảm 26,66 điểm (0,37%) xuống 7.104,27 điểm.
Chứng khoán Nhật Bản sau khi lao dốc khá mạnh trong phiên 12/7 (sụt giảm 1,48%), phiên này cũng đã phục hồi và tăng nhẹ 0,05% (4,11 điểm) lên 8.724,12 điểm. Các nhà đầu tư ở "xứ sở Phù tang" đã phần nào "nguôi ngoai" trước quyết định không đưa ra các gói kích thích kinh tế mới của Ngân hàng trung ương Nhật Bản, đi ngược lại với xu thế chung của nhiều nước khác.
Chứng khoán châu Âu mở cửa phiên cuối tuần 13/7 cũng phủ một màu xanh với cả ba chỉ số chính của khu vực đều tăng điểm.
Đêm trước (12/7), chứng khoán Mỹ tiếp tục có phiên giao dịch thất vọng thứ hai liên tiếp khi các cổ phiếu công nghệ tụt dốc, kéo cả Phố Wall mất điểm theo. Đóng cửa phiên 12/7, cả ba chỉ số chính của Phố Wall đều giảm điểm, trong đó Dow Jones Industrial Average mất 0,25% (31,26 điểm) xuống 12.573,27 điểm; Nasdaq lùi 0,49% (14,35 điểm) về 2.887,98 điểm và S&P 500 giảm 6,69 điểm (0,50%) xuống 1.334,76 điểm.
Cùng ngày, chứng khoán châu Âu cũng chìm trong sắc đỏ, cùng chiều đi xuống với đồng tiền chung của Khu vực Eurozone (chạm mức thấp nhất trong hai năm qua so với đồng USD) khi các nhà đầu tư, ngoài mối lo về cuộc khủng hoảng nợ công của Khu vực Eurozone, còn bị chất thêm sự lo ngại về việc lợi suất trái phiếu chính phủ Tây Ban Nha lại tăng cao trở lại.
Đóng cửa phiên 12/7, FTSE 100 của Anh để mất 0,99% xuống 5.664,43 điểm; CAC 40 của Pháp rơi 0,70% về 3.135,18 điểm trong khi DAX 30 của Đức trượt 0,53% còn 6.419,35 điểm./.
Sự đảo chiều diễn ra sau khi thị trường đón nhận số liệu về tăng trưởng GDP của Trung Quốc, theo đó, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đạt mức tăng trưởng 7,6% trong quý II - tuy là mức tăng thấp nhất trong 3 năm qua, song vẫn nằm trong mức dự liệu trước đó của các nhà phân tích, và thậm chí còn cao hơn những đồn đoán của thị trường rằng có thể chỉ dưới 7%.
Các nhà đầu tư đã "thở phào nhẹ nhõm" vì nỗi lo về một "ngày Thứ Sáu 13 đen tối" đã được loại bỏ. Ngoài ra, mức tăng thấp này còn khiến thị trường lại dấy lên hy vọng rằng Bắc Kinh có thể sẽ sớm tung ra các biện pháp kích thích mới nhằm thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.
Đóng cửa phiên 13/7, hầu như tất cả các sàn chủ chốt trong khu vực đều đồng loạt đảo chiều tăng điểm. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng 67,52 điểm (0,35%) lên 19.092,63 điểm; Shanghai Composite của Trung Quốc nhích nhẹ 0,4 điểm (0,02%) lên 2.185,9 điểm; KOSPI của Hàn Quốc bật 27,50 điểm (1,54%) lên 1.81289 điểm; S&P/ASX200 của Australia nhích thêm 14,2 điểm (0,35%) lên 4.082,2 điểm. Chỉ có Weighted của Đài Loan là đi ngược xu hướng chung khi giảm 26,66 điểm (0,37%) xuống 7.104,27 điểm.
Chứng khoán Nhật Bản sau khi lao dốc khá mạnh trong phiên 12/7 (sụt giảm 1,48%), phiên này cũng đã phục hồi và tăng nhẹ 0,05% (4,11 điểm) lên 8.724,12 điểm. Các nhà đầu tư ở "xứ sở Phù tang" đã phần nào "nguôi ngoai" trước quyết định không đưa ra các gói kích thích kinh tế mới của Ngân hàng trung ương Nhật Bản, đi ngược lại với xu thế chung của nhiều nước khác.
Chứng khoán châu Âu mở cửa phiên cuối tuần 13/7 cũng phủ một màu xanh với cả ba chỉ số chính của khu vực đều tăng điểm.
Đêm trước (12/7), chứng khoán Mỹ tiếp tục có phiên giao dịch thất vọng thứ hai liên tiếp khi các cổ phiếu công nghệ tụt dốc, kéo cả Phố Wall mất điểm theo. Đóng cửa phiên 12/7, cả ba chỉ số chính của Phố Wall đều giảm điểm, trong đó Dow Jones Industrial Average mất 0,25% (31,26 điểm) xuống 12.573,27 điểm; Nasdaq lùi 0,49% (14,35 điểm) về 2.887,98 điểm và S&P 500 giảm 6,69 điểm (0,50%) xuống 1.334,76 điểm.
Cùng ngày, chứng khoán châu Âu cũng chìm trong sắc đỏ, cùng chiều đi xuống với đồng tiền chung của Khu vực Eurozone (chạm mức thấp nhất trong hai năm qua so với đồng USD) khi các nhà đầu tư, ngoài mối lo về cuộc khủng hoảng nợ công của Khu vực Eurozone, còn bị chất thêm sự lo ngại về việc lợi suất trái phiếu chính phủ Tây Ban Nha lại tăng cao trở lại.
Đóng cửa phiên 12/7, FTSE 100 của Anh để mất 0,99% xuống 5.664,43 điểm; CAC 40 của Pháp rơi 0,70% về 3.135,18 điểm trong khi DAX 30 của Đức trượt 0,53% còn 6.419,35 điểm./.
Thùy Chi (TTXVN)