Chứng khoán châu Á trong phiên giao dịch ngày 5/9 phản ứng tiêu cực trước báo cáo việc làm của Mỹ, theo đó không có việc làm mới nào được tạo ra trong tháng trước, một dấu hiệu cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể đang rơi trở lại vào suy thoái.
MSCI của chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) giảm 3% so với phiên trước và mất gần 18% so với mức cao hồi đầu tháng Tư. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm điểm mạnh nhất, với 81,92 điểm, xuống 1.785,83 điểm.
Chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 596,51 điểm, xuống 19.616,4 điểm. Chỉ số S&P/ASX 200 của Australia giảm 100,9 điểm, xuống 4.141,9 điểm. Chỉ số weighted của Đài Loan giảm 205,49 điểm, xuống 7.551,57 điểm.
Shanghai Composite của Thượng Hải giảm 49,54 điểm, xuống 2.478,74 điểm. Chỉ số Nikkei-225 của Nhật Bản giảm 166,28 điểm, xuống 8.784,46 điểm.
Theo báo cáo việc làm tháng Tám của Mỹ, lĩnh vực tư nhân đã thuê thêm 17.000 lao động, trong khi lĩnh vực công lại sa thải một con số tương đương, giữ tỷ lệ thất nghiệp ở mức 9,1%, đồng nghĩa với 14 triệu người thất nghiệp. Đây là báo cáo việc làm tồi tệ nhất của Mỹ kể từ tháng 9/2009, khi số việc làm bị cắt giảm cao gấp đôi so với số việc làm được tạo ra.
Báo cáo này đã gây bất ngờ cho các nhà kinh tế, khi họ dự đoán sẽ có thêm 93.000 việc làm mới. Để đối phó với khủng hoảng việc làm, Tổng thống Obama sẽ có bài phát biểu quan trọng vào ngày 8/9 về các giải pháp khuyến khích các doanh nghiệp thuê thêm nhân công.
Các nhà đầu tư không tham dự thị trường khi có những nhận định đang gia tăng rằng tại cuộc họp vào tháng Chín, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ phải hành động để hỗ trợ nền kinh tế như quyết định tiến hành chương trình mua trái phiếu hay nới lỏng định lượng lần 3 (QE3).
Động thái này có thể làm đồng bạc xanh xuống giá hơn nữa và khuyến khích việc mua vào các tài sản rủi ro. Một năm trước, tin về QE2 đang được bàn bạc đã giúp chỉ số S&P 500 tăng khoảng 30%. Tuy nhiên, một số nhà phân tích hoài nghi việc QE3 sẽ đưa đến một tác động tương tự, khi FED cho đến nay vẫn tỏ ra không sẵn sàng.
Trong khi đó, khủng hoảng nợ công ở châu Âu vẫn tiếp diễn, với những thách thức về chính trị và luật pháp đang gây trở ngại cho các nước trong việc thông qua các giải pháp sống còn, còn kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại.
Những điều này có thể làm yếu nhu cầu toàn cầu đối với nhiều loại hàng hóa, trong đó có dầu mỏ và kim loại, khiến cổ phiếu liên quan giảm mạnh nhất trong chỉ số MSCI, với mức giảm 3,5-4,5%. Cổ phiếu của nhà xuất khẩu năng lượng hàng đầu Nhật Bản Inpex Corp. giảm 5,2%.
Trong khi đó, để đảm bảo an toàn cho nguồn vốn đầu tư trong bối cảnh các thị trường tài chính bất ổn, các nhà đầu tư đổ xô vào vàng, khiến giá kim loại này tăng 50% trong năm qua, đẩy các cổ phiếu liên quan đến vàng lên giá. Cổ phiếu của hãng khai thác vàng hàng đầu Australia Newcrest Mining Ltd. tăng 1,2%./.
MSCI của chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) giảm 3% so với phiên trước và mất gần 18% so với mức cao hồi đầu tháng Tư. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm điểm mạnh nhất, với 81,92 điểm, xuống 1.785,83 điểm.
Chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 596,51 điểm, xuống 19.616,4 điểm. Chỉ số S&P/ASX 200 của Australia giảm 100,9 điểm, xuống 4.141,9 điểm. Chỉ số weighted của Đài Loan giảm 205,49 điểm, xuống 7.551,57 điểm.
Shanghai Composite của Thượng Hải giảm 49,54 điểm, xuống 2.478,74 điểm. Chỉ số Nikkei-225 của Nhật Bản giảm 166,28 điểm, xuống 8.784,46 điểm.
Theo báo cáo việc làm tháng Tám của Mỹ, lĩnh vực tư nhân đã thuê thêm 17.000 lao động, trong khi lĩnh vực công lại sa thải một con số tương đương, giữ tỷ lệ thất nghiệp ở mức 9,1%, đồng nghĩa với 14 triệu người thất nghiệp. Đây là báo cáo việc làm tồi tệ nhất của Mỹ kể từ tháng 9/2009, khi số việc làm bị cắt giảm cao gấp đôi so với số việc làm được tạo ra.
Báo cáo này đã gây bất ngờ cho các nhà kinh tế, khi họ dự đoán sẽ có thêm 93.000 việc làm mới. Để đối phó với khủng hoảng việc làm, Tổng thống Obama sẽ có bài phát biểu quan trọng vào ngày 8/9 về các giải pháp khuyến khích các doanh nghiệp thuê thêm nhân công.
Các nhà đầu tư không tham dự thị trường khi có những nhận định đang gia tăng rằng tại cuộc họp vào tháng Chín, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ phải hành động để hỗ trợ nền kinh tế như quyết định tiến hành chương trình mua trái phiếu hay nới lỏng định lượng lần 3 (QE3).
Động thái này có thể làm đồng bạc xanh xuống giá hơn nữa và khuyến khích việc mua vào các tài sản rủi ro. Một năm trước, tin về QE2 đang được bàn bạc đã giúp chỉ số S&P 500 tăng khoảng 30%. Tuy nhiên, một số nhà phân tích hoài nghi việc QE3 sẽ đưa đến một tác động tương tự, khi FED cho đến nay vẫn tỏ ra không sẵn sàng.
Trong khi đó, khủng hoảng nợ công ở châu Âu vẫn tiếp diễn, với những thách thức về chính trị và luật pháp đang gây trở ngại cho các nước trong việc thông qua các giải pháp sống còn, còn kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại.
Những điều này có thể làm yếu nhu cầu toàn cầu đối với nhiều loại hàng hóa, trong đó có dầu mỏ và kim loại, khiến cổ phiếu liên quan giảm mạnh nhất trong chỉ số MSCI, với mức giảm 3,5-4,5%. Cổ phiếu của nhà xuất khẩu năng lượng hàng đầu Nhật Bản Inpex Corp. giảm 5,2%.
Trong khi đó, để đảm bảo an toàn cho nguồn vốn đầu tư trong bối cảnh các thị trường tài chính bất ổn, các nhà đầu tư đổ xô vào vàng, khiến giá kim loại này tăng 50% trong năm qua, đẩy các cổ phiếu liên quan đến vàng lên giá. Cổ phiếu của hãng khai thác vàng hàng đầu Australia Newcrest Mining Ltd. tăng 1,2%./.
Lê Minh (TTXVN/Vietnam+)