Trong phiên giao dịch ngày 10/5, chứng khoán châu Á khởi sắc sau khi Liên minh châu Âu (EU) nhất trí về quỹ cứu trợ gần 1.000 tỷ USD (750 tỷ euro), nhằm ngăn chặn nguy cơ sụp đổ trên toàn cầu xuất phát từ các vấn đề của Hy Lạp và bảo vệ đồng tiền chung của khu vực.
Quy mô của gói cứu trợ và cam kết của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) về việc mua trái phiếu của các nước sử dụng đồng euro trong trường hợp cần thiết đã mang lại niềm tin cho các nhà đầu tư đối với các tài sản rủi ro.
Chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) tăng 3,1%, sau khi giảm 8,4% trong tuần trước, mức giảm lớn nhất kể từ tháng 11/2008.
Chỉ số S&P/ASX200 của Australia tăng 119,1 điểm, hay 2,66% - mức tăng theo ngày lớn nhất trong hơn 5 tháng, lên 4.599,8 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải tăng 10,37 điểm, hay 0,39%, lên 2.698,76 điểm.
Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 30,13 điểm, hay 1,83%, lên 1.677,63 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hongkong tăng 506,35 điểm, hay 2,54%, lên 20.426,64 điểm. Chỉ số Weighted của Đài Loan tăng 97,63 điểm, hay 1,29%, lên 7.664,73 điểm.
Trong khi đó, chỉ số Nikkei-225 của Nhật Bản kết thúc phiên giao dịch với mức tăng 116,11 điểm, hay 1,6%, lên 10.530,7 điểm. Tuy nhiên, đà tăng của chứng khoán khu vực cũng bị ghìm lại bởi sự thận trọng về cách thức triển khai gói cứu trợ và những lo ngại về các vấn đề cơ cấu trong dài hạn ở Eurozone.
Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải có lúc đi ngược lại xu hướng chung của chứng khoán khu vực, sau khi chính phủ thông báo xuất khẩu tăng 30,5% hàng năm còn nhập khẩu tăng 50%.
Các nhà đầu tư đã dự đoán dấu hiệu tăng trưởng bùng nổ của nền kinh tế sẽ dẫn tới việc thực thi các biện pháp mạnh tay hơn nhằm thắt chặt chính sách tiền tệ và đẩy lùi đà tăng giá bất động sản./.
Quy mô của gói cứu trợ và cam kết của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) về việc mua trái phiếu của các nước sử dụng đồng euro trong trường hợp cần thiết đã mang lại niềm tin cho các nhà đầu tư đối với các tài sản rủi ro.
Chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) tăng 3,1%, sau khi giảm 8,4% trong tuần trước, mức giảm lớn nhất kể từ tháng 11/2008.
Chỉ số S&P/ASX200 của Australia tăng 119,1 điểm, hay 2,66% - mức tăng theo ngày lớn nhất trong hơn 5 tháng, lên 4.599,8 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải tăng 10,37 điểm, hay 0,39%, lên 2.698,76 điểm.
Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 30,13 điểm, hay 1,83%, lên 1.677,63 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hongkong tăng 506,35 điểm, hay 2,54%, lên 20.426,64 điểm. Chỉ số Weighted của Đài Loan tăng 97,63 điểm, hay 1,29%, lên 7.664,73 điểm.
Trong khi đó, chỉ số Nikkei-225 của Nhật Bản kết thúc phiên giao dịch với mức tăng 116,11 điểm, hay 1,6%, lên 10.530,7 điểm. Tuy nhiên, đà tăng của chứng khoán khu vực cũng bị ghìm lại bởi sự thận trọng về cách thức triển khai gói cứu trợ và những lo ngại về các vấn đề cơ cấu trong dài hạn ở Eurozone.
Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải có lúc đi ngược lại xu hướng chung của chứng khoán khu vực, sau khi chính phủ thông báo xuất khẩu tăng 30,5% hàng năm còn nhập khẩu tăng 50%.
Các nhà đầu tư đã dự đoán dấu hiệu tăng trưởng bùng nổ của nền kinh tế sẽ dẫn tới việc thực thi các biện pháp mạnh tay hơn nhằm thắt chặt chính sách tiền tệ và đẩy lùi đà tăng giá bất động sản./.
(TTXVN/Vietnam+)