Trong phiên giao dịch ngày 18/6, chứng khoán châu Á phản ứng tích cực trước kết quả bầu cử lần hai tại Hy Lạp, theo đó các đảng ủng hộ các biện pháp khắc khổ giành đủ số phiếu để thành lập chính phủ liên minh, giúp làm giảm bớt lo ngại nước này sẽ phải ra khỏi Khu vực đồng euro (Eurozone), điều sẽ gây ra tình trạng hỗn loạn trong hệ thống tài chính toàn cầu.
Chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) tăng 1,6%. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 33,55 điểm, hay 1,81%, lên 1.891,71 điểm.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 151,7 điểm, hay 1,77%, lên 8.721,02 điểm. Chỉ số weighted của Đài Loan tăng 125,67 điểm, hay 1,75%, lên 7.281,5 điểm.
Chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng 193,87 điểm, hay 1,01%, lên 19.427,81 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải tăng 9,2 điểm, hay 0,4%, lên 2.316,05 điểm.
Trong cuộc bầu cử ngày 17/6, đảng Dân chủ mới và đảng xã hội Pasok ủng hộ các biện pháp khắc khổ đã giành được đủ số phiếu để thành lập chính phủ liên minh.
Đây là cuộc bầu cử thứ hai chỉ trong vòng 6 tuần ở Hy Lạp, sau khi các đảng không thành lập được chính phủ liên minh sau cuộc bầu cử ngày 6/5.
Cuộc bầu cử thứ hai được gắn liền với số phận của Hy Lạp trong liên minh tiền tệ, khi các nhà lãnh đạo châu Âu cảnh báo thắng lợi của Liên minh các lực lượng cực tả Syriza phản đối các biện pháp khắc khổ có thể dẫn tới việc Athens quay lưng lại với những cam kết để nhận cứu trợ và cuối cùng sẽ phải ra khỏi khối.
Mặc dù vậy, các nhà phân tích cảnh báo kết quả tích cực của cuộc bầu cử sẽ không chế ngự được những lo ngại về tương lai kinh tế của Hy Lạp cũng như của Eurozone.
Việc thành lập được chính phủ mới có nghĩa Hy Lạp sẽ không phải từ bỏ đồng euro để quay lại với đồng drachma, song những khó khăn mà nước này đối mặt trước đó vẫn chưa hề được giải quyết và những điều tồi tệ vẫn có thể sẽ xảy ra.
Hy Lạp đã phải nhận hai gói cứu trợ trong những năm gần đây, với số tiền lên tới 347 tỷ euro (442 tỷ USD). Các nhà lãnh đạo châu Âu đã cảnh báo Hy Lạp phải tôn trọng các cam kết nếu không sẽ phải rời Eurozone.
Do vậy, giới phân tích nhận định sự phục hồi của thị trường sẽ không kéo dài, khi vẫn còn nhiều yếu tố có thể gây ra những tác động tiêu cực. Đó không chỉ là các vấn đề của Hy Lạp mà còn là những khó khăn của Tây Ban Nha cũng như các nước khác.
Kinh tế Hy Lạp đã suy thoái năm thứ 5 liên tiếp, với tỷ lệ thất nghiệp ở mức trên 22% và hàng nghìn doanh nghiệp đã phải đóng cửa.
Tây Ban Nha đã phải tìm kiếm khoản cứu trợ 100 tỷ euro từ châu Âu để cứu các ngân hàng. Trong khi đó, triển vọng tăng trưởng kinh tế yếu kém và mức nợ cao của Italy đang đặt nước này vào sự theo dõi sát sao của các thị trường trái phiếu.
Ngoài khủng hoảng nợ ở châu Âu, điều cũng đang khiến giới đầu tư phải bận tâm là đà phục hồi còn yếu của kinh tế Mỹ và việc kinh tế Trung Quốc giảm tốc.
Các nhà đầu tư đang đặt câu hỏi về khả năng sẽ có một hiệp ước tăng trưởng hay trái phiếu euro hay không cũng như việc Trung Quốc liệu có tung ra gói kích thích mới nhằm ổn định nền kinh tế.
Hiện tại, con mắt của giới đầu tư đang dồn vào cuộc họp của G20 diễn ra tại Mexicp trong hai ngày 18-19/6, nơi cuộc khủng hoảng nợ của châu Âu sẽ được bàn đến một tuần trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh của Liên minh châu Âu.
Các nhà giao dịch cũng đang chú ý tới cuộc họp bàn chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ trong tuần này, với hy vọng sẽ có thông báo về việc nới lỏng chính sách tiền tệ để kích thích nền kinh tế./.
Chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) tăng 1,6%. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 33,55 điểm, hay 1,81%, lên 1.891,71 điểm.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 151,7 điểm, hay 1,77%, lên 8.721,02 điểm. Chỉ số weighted của Đài Loan tăng 125,67 điểm, hay 1,75%, lên 7.281,5 điểm.
Chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng 193,87 điểm, hay 1,01%, lên 19.427,81 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải tăng 9,2 điểm, hay 0,4%, lên 2.316,05 điểm.
Trong cuộc bầu cử ngày 17/6, đảng Dân chủ mới và đảng xã hội Pasok ủng hộ các biện pháp khắc khổ đã giành được đủ số phiếu để thành lập chính phủ liên minh.
Đây là cuộc bầu cử thứ hai chỉ trong vòng 6 tuần ở Hy Lạp, sau khi các đảng không thành lập được chính phủ liên minh sau cuộc bầu cử ngày 6/5.
Cuộc bầu cử thứ hai được gắn liền với số phận của Hy Lạp trong liên minh tiền tệ, khi các nhà lãnh đạo châu Âu cảnh báo thắng lợi của Liên minh các lực lượng cực tả Syriza phản đối các biện pháp khắc khổ có thể dẫn tới việc Athens quay lưng lại với những cam kết để nhận cứu trợ và cuối cùng sẽ phải ra khỏi khối.
Mặc dù vậy, các nhà phân tích cảnh báo kết quả tích cực của cuộc bầu cử sẽ không chế ngự được những lo ngại về tương lai kinh tế của Hy Lạp cũng như của Eurozone.
Việc thành lập được chính phủ mới có nghĩa Hy Lạp sẽ không phải từ bỏ đồng euro để quay lại với đồng drachma, song những khó khăn mà nước này đối mặt trước đó vẫn chưa hề được giải quyết và những điều tồi tệ vẫn có thể sẽ xảy ra.
Hy Lạp đã phải nhận hai gói cứu trợ trong những năm gần đây, với số tiền lên tới 347 tỷ euro (442 tỷ USD). Các nhà lãnh đạo châu Âu đã cảnh báo Hy Lạp phải tôn trọng các cam kết nếu không sẽ phải rời Eurozone.
Do vậy, giới phân tích nhận định sự phục hồi của thị trường sẽ không kéo dài, khi vẫn còn nhiều yếu tố có thể gây ra những tác động tiêu cực. Đó không chỉ là các vấn đề của Hy Lạp mà còn là những khó khăn của Tây Ban Nha cũng như các nước khác.
Kinh tế Hy Lạp đã suy thoái năm thứ 5 liên tiếp, với tỷ lệ thất nghiệp ở mức trên 22% và hàng nghìn doanh nghiệp đã phải đóng cửa.
Tây Ban Nha đã phải tìm kiếm khoản cứu trợ 100 tỷ euro từ châu Âu để cứu các ngân hàng. Trong khi đó, triển vọng tăng trưởng kinh tế yếu kém và mức nợ cao của Italy đang đặt nước này vào sự theo dõi sát sao của các thị trường trái phiếu.
Ngoài khủng hoảng nợ ở châu Âu, điều cũng đang khiến giới đầu tư phải bận tâm là đà phục hồi còn yếu của kinh tế Mỹ và việc kinh tế Trung Quốc giảm tốc.
Các nhà đầu tư đang đặt câu hỏi về khả năng sẽ có một hiệp ước tăng trưởng hay trái phiếu euro hay không cũng như việc Trung Quốc liệu có tung ra gói kích thích mới nhằm ổn định nền kinh tế.
Hiện tại, con mắt của giới đầu tư đang dồn vào cuộc họp của G20 diễn ra tại Mexicp trong hai ngày 18-19/6, nơi cuộc khủng hoảng nợ của châu Âu sẽ được bàn đến một tuần trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh của Liên minh châu Âu.
Các nhà giao dịch cũng đang chú ý tới cuộc họp bàn chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ trong tuần này, với hy vọng sẽ có thông báo về việc nới lỏng chính sách tiền tệ để kích thích nền kinh tế./.
Lê Minh (TTXVN)