Trong phiên giao dịch cuối cùng của năm 2011 vào ngày 30/12, hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á đều chuyển sắc xanh, nhờ một loạt số liệu tích cực của kinh tế Mỹ.
Tuy nhiên, kết quả trái chiều tại cuộc đấu giá trái phiếu dài hạn của Italy mới đây là dấu hiệu cho thấy mối lo ngại của giới đầu tư về tình hình tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) vẫn chưa dứt.
Kết thúc phiên này, chỉ số Nikkei-225 của Nhật Bản tăng 56,46 điểm, tương đương 0,67%, lên 8.455,35 điểm, song vẫn thấp hơn 1.773,57 điểm (17,34%) so với mức tương ứng 10.228,92 điểm trong cùng kỳ năm 2010 và là mức chốt phiên cuối năm thấp nhất kể từ năm 1982.
Trong khi thị trường chứng khoán Seoul của Hàn Quốc và Manila của Philippines đóng cửa nghỉ lễ thì tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong cũng đều đóng cửa với mức tăng, khi chỉ số Shanghai Composite và Hang Sheng lần lượt tăng 25,86 điểm (1,19%) và 36,47 điểm (0,2%), lên 2.199,42 điểm và 18.434,39 điểm.
Tuy nhiên, chỉ số S&P/ASX200 của Australia lại giảm nhẹ 14,5 điểm (1,36%), đóng cửa ở mức 4.056,6 điểm.
Các chỉ số chứng khoán châu Á quay đầu đi lên trong phiên giao dịch ngày 30/12 sau kết quả đáng khích lệ của chứng khoán hai bờ Đại Tây Dương trong đêm trước, nhờ một loạt các số liệu tích cực về tình trạng việc làm và nhà ở của Mỹ.
Mới đây, Bộ Lao động Mỹ cho biết, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp của nước này trong tuần kết thúc vào ngày 24/12 vừa qua đã tăng thêm 15.000 người so với tuần trước đó, lên 381.000 người.
Tuy nhiên, số người xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ trong cả tháng 12/2011 chỉ ở mức 375.000 người/tuần, mức thấp nhất kể từ tháng 6/2008, cho thấy lượng người Mỹ thất nghiệp đang có xu hướng suy giảm.
Sau khi trải qua phiên giao dịch ảm đạm vào hôm trước, chứng khoán Mỹ đã đồng loạt khởi sắc trong phiên giao dịch ngày 29/12, nhờ một số dấu hiệu tích cực mới cho thấy tốc độ phục hồi của nền kinh tế số một thế giới đang được cải thiện.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 135,63 điểm, tương đương 1,12%, lên 12.287,04 điểm. Chỉ số S&P 500 ghi thêm 13,36 điểm (1,07%), lên 1.263,02 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 23,76 điểm (0,92%), lên 2.613,74 điểm.
Theo các nhà phân tích thị trường thuộc trang Briefing.com, sự đi lên của Phố Wall trong phiên giao dịch 29/12 chủ yếu là nhờ các báo cáo lạc quan về tình hình việc làm cũng như thị trường nhà ở và hoạt động sản xuất tại Mỹ.
Hiệp hội các nhà bất động sản quốc gia vừa thông báo doanh số nhà chờ bán của Mỹ trong tháng 11/2011 đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 4/2010, cho thấy thị trường nhà đất đang có xu hướng phục hồi.
Trong khi đó, hoạt động sản xuất tại khu vực Trung Tây nước Mỹ, đặc biệt là thành phố trọng điểm Chicago, tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, góp phần xoa dịu tâm lý của giới đầu tư.
Theo chuyên gia Peter Jankovskis thuộc hãng đầu tư OakBrook, kinh tế Mỹ đang phát triển theo hướng tích cực.
Tuy nhiên, mối lo mang tên khủng hoảng nợ công tại châu Âu vẫn thường trực ám ảnh các nhà đầu tư Mỹ, dù cho đợt phát hành trái phiếu mới nhất của Italy đã thu về kết quả khá tích cực, khi mà nước này đã huy động được 7 tỷ euro (9 tỷ USD) trái phiếu Chính phủ, trong đó trái phiếu kỳ hạn 6 tháng có lãi suất cực thấp 3,251%, bằng một nửa lãi suất 6,504% hồi tháng 11 và thấp hơn mức 3,535% hồi tháng 10.
Song số trái phiếu kỳ hạn 10 năm vẫn phải chịu mức lãi suất gần 7,0%, được cho là quá cao đối với Chính phủ Italy nhằm giải quyết "núi nợ" của nước này.
Cũng trong phiên giao dịch 29/12, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, các thị trường chứng khoán châu Âu cũng đua nhau tăng điểm. Kết thúc phiên, tại London, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 0,63% lên mức 5.400,85 điểm.
Chỉ số CAC 40 của Pháp cũng tăng 1,84% lên 3.127,56 điểm, trong khi tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX cũng tăng 1,34%, đóng cửa ở mức 5.848,78 điểm./.
Tuy nhiên, kết quả trái chiều tại cuộc đấu giá trái phiếu dài hạn của Italy mới đây là dấu hiệu cho thấy mối lo ngại của giới đầu tư về tình hình tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) vẫn chưa dứt.
Kết thúc phiên này, chỉ số Nikkei-225 của Nhật Bản tăng 56,46 điểm, tương đương 0,67%, lên 8.455,35 điểm, song vẫn thấp hơn 1.773,57 điểm (17,34%) so với mức tương ứng 10.228,92 điểm trong cùng kỳ năm 2010 và là mức chốt phiên cuối năm thấp nhất kể từ năm 1982.
Trong khi thị trường chứng khoán Seoul của Hàn Quốc và Manila của Philippines đóng cửa nghỉ lễ thì tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong cũng đều đóng cửa với mức tăng, khi chỉ số Shanghai Composite và Hang Sheng lần lượt tăng 25,86 điểm (1,19%) và 36,47 điểm (0,2%), lên 2.199,42 điểm và 18.434,39 điểm.
Tuy nhiên, chỉ số S&P/ASX200 của Australia lại giảm nhẹ 14,5 điểm (1,36%), đóng cửa ở mức 4.056,6 điểm.
Các chỉ số chứng khoán châu Á quay đầu đi lên trong phiên giao dịch ngày 30/12 sau kết quả đáng khích lệ của chứng khoán hai bờ Đại Tây Dương trong đêm trước, nhờ một loạt các số liệu tích cực về tình trạng việc làm và nhà ở của Mỹ.
Mới đây, Bộ Lao động Mỹ cho biết, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp của nước này trong tuần kết thúc vào ngày 24/12 vừa qua đã tăng thêm 15.000 người so với tuần trước đó, lên 381.000 người.
Tuy nhiên, số người xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ trong cả tháng 12/2011 chỉ ở mức 375.000 người/tuần, mức thấp nhất kể từ tháng 6/2008, cho thấy lượng người Mỹ thất nghiệp đang có xu hướng suy giảm.
Sau khi trải qua phiên giao dịch ảm đạm vào hôm trước, chứng khoán Mỹ đã đồng loạt khởi sắc trong phiên giao dịch ngày 29/12, nhờ một số dấu hiệu tích cực mới cho thấy tốc độ phục hồi của nền kinh tế số một thế giới đang được cải thiện.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 135,63 điểm, tương đương 1,12%, lên 12.287,04 điểm. Chỉ số S&P 500 ghi thêm 13,36 điểm (1,07%), lên 1.263,02 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 23,76 điểm (0,92%), lên 2.613,74 điểm.
Theo các nhà phân tích thị trường thuộc trang Briefing.com, sự đi lên của Phố Wall trong phiên giao dịch 29/12 chủ yếu là nhờ các báo cáo lạc quan về tình hình việc làm cũng như thị trường nhà ở và hoạt động sản xuất tại Mỹ.
Hiệp hội các nhà bất động sản quốc gia vừa thông báo doanh số nhà chờ bán của Mỹ trong tháng 11/2011 đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 4/2010, cho thấy thị trường nhà đất đang có xu hướng phục hồi.
Trong khi đó, hoạt động sản xuất tại khu vực Trung Tây nước Mỹ, đặc biệt là thành phố trọng điểm Chicago, tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, góp phần xoa dịu tâm lý của giới đầu tư.
Theo chuyên gia Peter Jankovskis thuộc hãng đầu tư OakBrook, kinh tế Mỹ đang phát triển theo hướng tích cực.
Tuy nhiên, mối lo mang tên khủng hoảng nợ công tại châu Âu vẫn thường trực ám ảnh các nhà đầu tư Mỹ, dù cho đợt phát hành trái phiếu mới nhất của Italy đã thu về kết quả khá tích cực, khi mà nước này đã huy động được 7 tỷ euro (9 tỷ USD) trái phiếu Chính phủ, trong đó trái phiếu kỳ hạn 6 tháng có lãi suất cực thấp 3,251%, bằng một nửa lãi suất 6,504% hồi tháng 11 và thấp hơn mức 3,535% hồi tháng 10.
Song số trái phiếu kỳ hạn 10 năm vẫn phải chịu mức lãi suất gần 7,0%, được cho là quá cao đối với Chính phủ Italy nhằm giải quyết "núi nợ" của nước này.
Cũng trong phiên giao dịch 29/12, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, các thị trường chứng khoán châu Âu cũng đua nhau tăng điểm. Kết thúc phiên, tại London, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 0,63% lên mức 5.400,85 điểm.
Chỉ số CAC 40 của Pháp cũng tăng 1,84% lên 3.127,56 điểm, trong khi tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX cũng tăng 1,34%, đóng cửa ở mức 5.848,78 điểm./.
(TTXVN/Vietnam+)