Phiên giao dịch ngày 5/10, trong khi các chỉ số yếu kém về kinh tế Mỹ đẩy hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á đi xuống, thị trường chứng khoán Nhật Bản lại tăng điểm sau khi ngân hàng trung ương nước này bất ngờ điều chỉnh lãi suất cơ bản từ 0,1% xuống biên độ 0-0,1%.
Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) ngày 5/10 quyết định giảm lãi suất xuống 0-0,1%, sau khi liên tục duy trì ở mức 0,1% kể từ tháng 12/2008, nhằm tạo ra một xung lực mới cho nền kinh tế.
Quyết định này cùng với các biện pháp nới lỏng tiền tệ khác của BoJ đã khiến đồng yen giảm giá, đồng thời ngay lập tức giúp chỉ số Nikkei -225 thoát khỏi vùng tiêu cực, và đóng cửa với mức tăng 137,70 điểm, tức 1,47% so với phiên trước lên 9.518,76 điểm.
Trong phiên này, cổ phiếu của các ngân hàng và công ty bảo hiểm tăng giá mạnh nhất, trong đó cổ phiếu của Mizuho Financial Group tăng 3,57% lên 116 yên và Tokyo Marine Holdings tăng 4,77% lên 2.350 yen.
Yoshinori Nagano, nhà chiến lược cao cấp thuộc công ty Daiwa Asset Management, nhận định những biện pháp này của BoJ vượt quá sự mong đợi của thị trường.
Ông cho rằng chỉ số Nikkei có thể vượt qua ngưỡng 10.000 điểm nếu tiếp sau động thái của BoJ sẽ là việc Chính phủ Nhật Bản can thiệp vào các thị trường ngoại hối.
Trong khi đó, hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á khác đều chịu ảnh hưởng từ xu hướng đi xuống trên thị trường chứng khoán Mỹ đêm trước, do sức ép từ những chỉ số yếu kém về nền kinh tế lớn nhất thế giới. Jackson Wong, Phó Chủ tịch công ty chứng khoán Tanrich Securities ở Hongkong, nhận định tâm lý bất an trên thị trường chứng khoán Mỹ là lý do khiến các nhà đầu tư ở châu Á tiến hành bán chốt lời.
Ông cũng cho rằng việc đồng USD phục hồi từ mức thấp trong 6 tháng so với đồng euro cũng là nhân tố khiến giới đầu tư xa lánh các tài sản có độ rủi ro cao hơn, như chứng khoán và tìm kiếm sự an toàn từ đồng bạc xanh.
Bên cạnh đó, trên các thị trường chứng khoán khác trong khu vực, giới đầu tư cũng đang hạn chế tham gia vào các vụ giao dịch lớn trước thời điểm diễn ra một số sự kiện quan trọng đối với các thị trường chứng khoán, trong đó có báo cáo thị trường việc làm của Mỹ sẽ được công bố vào ngày 8/10, và các công ty bắt đầu công bố báo cáo lợi nhuận quý 3/2010, mở đầu là Alcoa Inc. vào ngày 7/10. Phiên này, chỉ số chứng khoán MSCI của khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) giảm 0,8%.
Tại thị trường chứng khoán Sydney, chỉ số S&P/ASX 200 giảm 18,4 điểm (0,4%) xuống 4.612 điểm sau khi Ngân hàng Dự trữ Australia quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 4,5% trong tháng thứ 5 liên tiếp. Chỉ số KOSPI của thị trường chứng khoán Seoul cũng giảm 0,35 điểm (0,02%) xuống 1.878,94 điểm.
Chỉ số Weighted của thị trường chứng khoán Đài Bắc phiên này giảm 45,67 điểm (0,55%) xuống 8.200,43 điểm; trong khi chỉ số tiêu chuẩn của thị trường chứng khoán Manila giảm 16,44 điểm (0,39%) xuống 3.218,32 điểm.
Riêng tại thị trường chứng khoán Hongkong, giới đầu tư cũng hoan nghênh quyết định giảm lãi suất của BoJ, theo đó đẩy giá các cổ phiếu đi lên, song mức tăng cũng không lớn, với chỉ số Hang Seng tăng 20,48 điểm (0,09%) lên 22.639,14 điểm.
Thị trường chứng khoán Thượng Hải phiên này vẫn đóng cửa nghỉ lễ./.
Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) ngày 5/10 quyết định giảm lãi suất xuống 0-0,1%, sau khi liên tục duy trì ở mức 0,1% kể từ tháng 12/2008, nhằm tạo ra một xung lực mới cho nền kinh tế.
Quyết định này cùng với các biện pháp nới lỏng tiền tệ khác của BoJ đã khiến đồng yen giảm giá, đồng thời ngay lập tức giúp chỉ số Nikkei -225 thoát khỏi vùng tiêu cực, và đóng cửa với mức tăng 137,70 điểm, tức 1,47% so với phiên trước lên 9.518,76 điểm.
Trong phiên này, cổ phiếu của các ngân hàng và công ty bảo hiểm tăng giá mạnh nhất, trong đó cổ phiếu của Mizuho Financial Group tăng 3,57% lên 116 yên và Tokyo Marine Holdings tăng 4,77% lên 2.350 yen.
Yoshinori Nagano, nhà chiến lược cao cấp thuộc công ty Daiwa Asset Management, nhận định những biện pháp này của BoJ vượt quá sự mong đợi của thị trường.
Ông cho rằng chỉ số Nikkei có thể vượt qua ngưỡng 10.000 điểm nếu tiếp sau động thái của BoJ sẽ là việc Chính phủ Nhật Bản can thiệp vào các thị trường ngoại hối.
Trong khi đó, hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á khác đều chịu ảnh hưởng từ xu hướng đi xuống trên thị trường chứng khoán Mỹ đêm trước, do sức ép từ những chỉ số yếu kém về nền kinh tế lớn nhất thế giới. Jackson Wong, Phó Chủ tịch công ty chứng khoán Tanrich Securities ở Hongkong, nhận định tâm lý bất an trên thị trường chứng khoán Mỹ là lý do khiến các nhà đầu tư ở châu Á tiến hành bán chốt lời.
Ông cũng cho rằng việc đồng USD phục hồi từ mức thấp trong 6 tháng so với đồng euro cũng là nhân tố khiến giới đầu tư xa lánh các tài sản có độ rủi ro cao hơn, như chứng khoán và tìm kiếm sự an toàn từ đồng bạc xanh.
Bên cạnh đó, trên các thị trường chứng khoán khác trong khu vực, giới đầu tư cũng đang hạn chế tham gia vào các vụ giao dịch lớn trước thời điểm diễn ra một số sự kiện quan trọng đối với các thị trường chứng khoán, trong đó có báo cáo thị trường việc làm của Mỹ sẽ được công bố vào ngày 8/10, và các công ty bắt đầu công bố báo cáo lợi nhuận quý 3/2010, mở đầu là Alcoa Inc. vào ngày 7/10. Phiên này, chỉ số chứng khoán MSCI của khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) giảm 0,8%.
Tại thị trường chứng khoán Sydney, chỉ số S&P/ASX 200 giảm 18,4 điểm (0,4%) xuống 4.612 điểm sau khi Ngân hàng Dự trữ Australia quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 4,5% trong tháng thứ 5 liên tiếp. Chỉ số KOSPI của thị trường chứng khoán Seoul cũng giảm 0,35 điểm (0,02%) xuống 1.878,94 điểm.
Chỉ số Weighted của thị trường chứng khoán Đài Bắc phiên này giảm 45,67 điểm (0,55%) xuống 8.200,43 điểm; trong khi chỉ số tiêu chuẩn của thị trường chứng khoán Manila giảm 16,44 điểm (0,39%) xuống 3.218,32 điểm.
Riêng tại thị trường chứng khoán Hongkong, giới đầu tư cũng hoan nghênh quyết định giảm lãi suất của BoJ, theo đó đẩy giá các cổ phiếu đi lên, song mức tăng cũng không lớn, với chỉ số Hang Seng tăng 20,48 điểm (0,09%) lên 22.639,14 điểm.
Thị trường chứng khoán Thượng Hải phiên này vẫn đóng cửa nghỉ lễ./.
Phương Thảo (TTXVN/Vietnam+)