Hội nghị khoa học “Lao và bệnh phổi” do Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch và Hội Y học Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức đã diễn ra tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch ngày 25/11.
Các bác sỹ đến từ các bệnh viện phía Nam đã trình bày 28 báo cáo khoa học, là những công trình nghiên cứu, khảo sát và kinh nghiệm thực tiễn.
Theo báo cáo của tiến sỹ, bác sỹ Trần Ngọc Bửu, những nghiên cứu gần đây cho thấy vai trò của chủng vi khuẩn, nhất là chủng Bắc Kinh ngày càng nổi trội trong việc gây ra kháng thuốc.
Chủng Bắc Kinh được mô tả lần đầu tiên vào năm 1995, được cho là bắt nguồn từ Đông Á. Các nghiên cứu gần đây cho thấy ở thành thị (Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh) 53% người mắc lao nhiễm với chủng Bắc Kinh, ở nông thôn là 35%.
Đặc biệt dòng Bắc Kinh kháng streptomycin có khả năng sống sót và lây truyền cao hơn dòng Bắc Kinh nhạy streptomycin.
Ở bệnh nhân lao mới, nhiễm chủng Bắc Kinh làm tăng nguy cơ gây đa kháng thuốc gấp hơn 7 lần so với các chủng khác.
Qua kết quả nghiên cứu, nhóm tiến sỹ Bửu nhận định “Streptomycin là tiền đề của phát triển lao đa kháng thuốc” ở dòng Bắc Kinh tại Việt Nam.
Tiến sỹ, bác sỹ Bửu khuyến cáo Chương trình Phòng chống Lao quốc gia ớ các nơi chủng Bắc Kinh phổ biến trong cộng đồng nên cân nhắc sử dụng streptomycin trong phác đồ điều trị.
Vì thế hiện nay Chương trình Phòng chống Lao quốc gia đã cho phép Thành phố Hồ Chí Minh không sử dụng streptomycin trong phác đồ điều trị.
Thạc sỹ, bác sỹ Nguyễn Huy Dũng, Giám đốc Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Phó trưởng Ban điều hành Chương trình phòng chống Lao quốc gia cho biết Việt Nam đứng thứ 12 trong 22 nước có bệnh nhân lao là gánh nặng và xếp thứ 14 trong 27 nước có bệnh nhân lao đa kháng thuốc nhiều nhất trên thế giới. Đây là một thách thức cho chương trình phòng chống lao của Việt Nam. Năm 2010 cả nước có hơn 52.00 bệnh nhân lao phổi mới thu nhận điều trị.
Theo tiến sỹ, bác sỹ Trần Ngọc Bửu thì trong giai đoạn 2005-2010 tỷ lệ lao phổi đăng ký mới ở Việt Nam tiếp tục giảm so với 5 năm trước, nhưng tỷ lệ lao lại gia tăng ở nữ giới khu vực miền Trung và miền Nam.
Nguyên nhân giảm là do chiến lược DOTS - chiến lược điều trị lao theo phác đồ - đã có tác dụng tại Việt Nam. Riêng Thành phố Hồ Chí Minh có tỷ lệ bệnh lao cao nhất nước, tỷ lệ lành bệnh sau điều trị là 86-87%.
Trong bệnh nhân đăng ký mới có 25% là người có KT3 và KT4, nhóm tuổi 15-34 chiếm 40%. Việc phòng chống lao ở thành thị phức tạp hơn ở nông thôn, nhất là nơi có đông dân nhập cư.
Khi điều trị một thời gian thấy ổn, họ bỏ về quê hay đi kiếm việc nơi khác, đến khi bệnh lao tái phát (bị đa kháng thuốc) họ mới quay trở lại điều trị tiếp.
Riêng khu vực phía Nam (từ Bình Thuận trở vào), bác sỹ Đặng Minh Sang cho biết trung bình hàng năm có khoảng 30.000 bệnh nhân lao phổi mới thu nhận điều trị trong Chương trình phòng chống Lao, nam giới gấp hơn 3 lần nữ giới.
Tuy nhiên số lượng nữ giới đang gia tăng, được lý giải là do tình hình HIV ở nữ gia tăng./.
Các bác sỹ đến từ các bệnh viện phía Nam đã trình bày 28 báo cáo khoa học, là những công trình nghiên cứu, khảo sát và kinh nghiệm thực tiễn.
Theo báo cáo của tiến sỹ, bác sỹ Trần Ngọc Bửu, những nghiên cứu gần đây cho thấy vai trò của chủng vi khuẩn, nhất là chủng Bắc Kinh ngày càng nổi trội trong việc gây ra kháng thuốc.
Chủng Bắc Kinh được mô tả lần đầu tiên vào năm 1995, được cho là bắt nguồn từ Đông Á. Các nghiên cứu gần đây cho thấy ở thành thị (Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh) 53% người mắc lao nhiễm với chủng Bắc Kinh, ở nông thôn là 35%.
Đặc biệt dòng Bắc Kinh kháng streptomycin có khả năng sống sót và lây truyền cao hơn dòng Bắc Kinh nhạy streptomycin.
Ở bệnh nhân lao mới, nhiễm chủng Bắc Kinh làm tăng nguy cơ gây đa kháng thuốc gấp hơn 7 lần so với các chủng khác.
Qua kết quả nghiên cứu, nhóm tiến sỹ Bửu nhận định “Streptomycin là tiền đề của phát triển lao đa kháng thuốc” ở dòng Bắc Kinh tại Việt Nam.
Tiến sỹ, bác sỹ Bửu khuyến cáo Chương trình Phòng chống Lao quốc gia ớ các nơi chủng Bắc Kinh phổ biến trong cộng đồng nên cân nhắc sử dụng streptomycin trong phác đồ điều trị.
Vì thế hiện nay Chương trình Phòng chống Lao quốc gia đã cho phép Thành phố Hồ Chí Minh không sử dụng streptomycin trong phác đồ điều trị.
Thạc sỹ, bác sỹ Nguyễn Huy Dũng, Giám đốc Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Phó trưởng Ban điều hành Chương trình phòng chống Lao quốc gia cho biết Việt Nam đứng thứ 12 trong 22 nước có bệnh nhân lao là gánh nặng và xếp thứ 14 trong 27 nước có bệnh nhân lao đa kháng thuốc nhiều nhất trên thế giới. Đây là một thách thức cho chương trình phòng chống lao của Việt Nam. Năm 2010 cả nước có hơn 52.00 bệnh nhân lao phổi mới thu nhận điều trị.
Theo tiến sỹ, bác sỹ Trần Ngọc Bửu thì trong giai đoạn 2005-2010 tỷ lệ lao phổi đăng ký mới ở Việt Nam tiếp tục giảm so với 5 năm trước, nhưng tỷ lệ lao lại gia tăng ở nữ giới khu vực miền Trung và miền Nam.
Nguyên nhân giảm là do chiến lược DOTS - chiến lược điều trị lao theo phác đồ - đã có tác dụng tại Việt Nam. Riêng Thành phố Hồ Chí Minh có tỷ lệ bệnh lao cao nhất nước, tỷ lệ lành bệnh sau điều trị là 86-87%.
Trong bệnh nhân đăng ký mới có 25% là người có KT3 và KT4, nhóm tuổi 15-34 chiếm 40%. Việc phòng chống lao ở thành thị phức tạp hơn ở nông thôn, nhất là nơi có đông dân nhập cư.
Khi điều trị một thời gian thấy ổn, họ bỏ về quê hay đi kiếm việc nơi khác, đến khi bệnh lao tái phát (bị đa kháng thuốc) họ mới quay trở lại điều trị tiếp.
Riêng khu vực phía Nam (từ Bình Thuận trở vào), bác sỹ Đặng Minh Sang cho biết trung bình hàng năm có khoảng 30.000 bệnh nhân lao phổi mới thu nhận điều trị trong Chương trình phòng chống Lao, nam giới gấp hơn 3 lần nữ giới.
Tuy nhiên số lượng nữ giới đang gia tăng, được lý giải là do tình hình HIV ở nữ gia tăng./.
Minh Ánh (Vietnam+)