Trong chương trình “Cùng bạn đi thi” năm nay, Thành đoàn, Hội Sinh viên thành phố Hà Nội phối hợp với ba Tỉnh đoàn Lạng Sơn, Hà Giang, Ninh Bình triển khai hỗ trợ trực tiếp cho 240 thí sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Thành đoàn Hà Nội cử một tình nguyện viên phụ trách, giúp đỡ việc đưa, đón từng thí sinh và người nhà từ các tỉnh về Hà Nội dự thi trong cả 2 đợt. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện, do thiếu sự phối hợp đồng bộ từ các tỉnh đoàn, các tình nguyện viên nhiều khi rất vất vả mới có thể hoàn thành tốt công việc.
Tham gia “chữa cháy”
Tham gia “chữa cháy” là cách gọi của các tình nguyện viên đối với công việc phát sinh đột xuất, phải làm ngay. Chẳng hạn, ngay trước giờ đưa thí sinh đến Hà Nội, Tỉnh đoàn bạn lại thông báo có thêm vài thí sinh cùng đi theo khiến cho tình nguyện viên phải “vắt chân lên cổ” để kịp thời lo giúp đỡ cho số thí sinh phát sinh thêm này. Đoàn của tỉnh Hà Giang là một ví dụ điển hình. Trong đợt 1 của kỳ thi đại học năm nay, theo kế hoạch, chiều 2/7, đoàn đến Hà Nội thì buổi trưa cùng ngày, Tỉnh đoàn Hà Giang thông báo có thêm 10 thí sinh nữa cùng đi. Điều này khiến các tình nguyện viên của Thành đoàn Hà Nội phải xoay xở đủ kiểu mới kịp thời tìm được nhà trọ giá rẻ cho các thí sinh này.
Nằm trong nhóm tình nguyện viên phải tham gia “chữa cháy,” Nguyễn Gia Vũ, sinh năm 1993, sinh viên năm thứ 2 trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã phải đi tìm nhà gấp cho một thí sinh ở Hà Giang dự thi vào Học viện An ninh nhân dân, có điểm thi ở ngay tại học viện.
Đội nắng đi tìm nhà trọ cho bạn này, Vũ loay hoay mãi không tìm được địa điểm như ý. Nhà trọ thì có sẵn nhưng nhà trọ giá rẻ thì không phải chỗ nào cũng có, nhất là ở thời điểm ngày thi cận kề. May mắn, Vũ gặp được nhóm tình nguyện viên của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đang có trong tay danh sách các nhà trọ miễn phí trong khu vực. Nhờ vậy, thí sinh ở Hà Giang do Vũ phụ trách giúp đỡ đã không phải mất tiền thuê nhà trọ trong suốt thời gian thi ở Hà Nội.
[Các trường đại học nỗ lực tiếp sức cho... phụ huynh]
Bên cạnh việc bổ sung đột xuất danh sách thí sinh, còn có nơi thông báo cụ thể danh sách thí sinh, nhưng đến khi lên Hà Nội thì lại chẳng thấy thí sinh đó đâu. Thế là "phí công" của tình nguyện viên đi tìm nhà trọ giá rẻ, quán ăn hợp vệ sinh cho thí sinh này. Đó là chưa kể tới việc tình nguyện viên nào đã lỡ bỏ tiền túi ra để "đặt cọc" trước phòng trọ thì chẳng biết phải làm thế nào để lấy lại số tiền đã "đặt cọc" này.
Trong số các đoàn cùng phối hợp thực hiện chương trình "Cùng bạn đi thi," Tỉnh đoàn Ninh Bình là nơi có số lượng thí sinh thiếu ổn định nhất. Ban đầu thông báo số thí sinh tham gia chương trình “Cùng bạn đi thi” là 150, về sau hạ xuống còn 80 thí sinh, và cuối cùng danh sách còn lại 30 thí sinh. Ấy vậy mà con số 30 này vẫn không được đầy đủ. Khi tới Hà Nội, khoảng 10 thí sinh trong số này được một số tổ chức trong tỉnh lo ăn nghỉ miễn phí khiến cho các bạn tình nguyện viên được phân công phụ trách phải xin lỗi chủ nhà trọ vì không thuê phòng như đã hứa.
Anh Nguyễn Thiên Tú, Trưởng Ban Thanh niên trường học, Thành đoàn Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Sinh viên thành phố Hà Nội cho biết việc danh sách thí sinh không ổn định và thống nhất của các tỉnh đoàn phối hợp là khó có thể tránh khỏi do bản thân các tỉnh đoàn bị phụ thuộc vào danh sách ở các xã gửi lên. Trong số 3 tỉnh đoàn phối hợp, Tỉnh đoàn Lạng Sơn là đơn vị đã có kinh nghiệm phối hợp từ 2 năm trước nên việc tổ chức chuyên nghiệp hơn, ít có sai sót. Với các tỉnh đoàn còn lại, do đây là lần đầu tiên thực hiện, thiếu kinh nghiệm tổ chức nên các đơn vị này gặp nhiều vướng mắc trong công tác phối hợp.
Do vậy, sau đợt “Tiếp sức mùa thi” năm nay, Thành đoàn Hà Nội sẽ chủ động trao đổi, rút kinh nghiệm phối hợp với các tỉnh đoàn bạn, trong đó, nhấn mạnh việc các tỉnh đoàn này cần lên danh sách cụ thể, rõ ràng về tên thí sinh, địa chỉ liên hệ, số điện thoại, trường thi, địa điểm thi, thông tin về người nhà đi cùng, các yêu cầu đặc biệt khác... để tạo điều kiện thuận lợi cho các tình nguyện viên hoàn thành nhiệm vụ.
Vất vả vẫn vui vẻ
Trong số các tình nguyện viên của đội “Cùng bạn đi thi” năm 2013, có lẽ Nguyễn Gia Vũ là một trong những tình nguyện viên vất vả nhất. Ban đầu, Vũ được phân công phụ trách một thí sinh trong đoàn của tỉnh Lạng Sơn. Tìm nhà trọ xong xuôi, Vũ chủ động gọi điện thoại trao đổi thông tin với bạn đó thì được biết bạn này không tham gia chương trình nữa mà tự chủ động đi riêng.
Tiếp tục, Vũ được phân công giúp đỡ một thí sinh khác vẫn trong đoàn Lạng Sơn. Lần này, Vũ tìm nhà trọ xong, ngồi chờ đoàn Lạng Sơn lên Hà Nội, chờ đến người thí sinh cuối cùng ra khỏi xe mà vẫn không thấy bạn thí sinh được phân công giúp đỡ đâu. Hỏi ra, Vũ mới biết đến phút chót, bạn ấy lại đi riêng.
Để tìm nhà trọ cho các thí sinh, mỗi tình nguyện viên có những cách làm, cách tiếp cận riêng. Nhưng cách mà bạn sinh viên Nguyễn Hồng Ánh (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) thực hiện thì ít ai dám làm. Thi đợt 1, thiếu nhà trọ miễn phí, Ánh xin phép và được bố mẹ đồng ý đưa 2 thí sinh của tỉnh Hà Giang về ở trọ miễn phí ngay tại nhà mình ở đường Khuất Duy Tiến (quận Thanh Xuân, Hà Nội).
Đến đợt thi thứ 2 này, Ánh cũng chủ động mời 4 thí sinh cùng 2 phụ huynh đi cùng về ở và sinh hoạt ngay tại nhà mình cho thuận tiện.
Đi lại nhiều giữa trời nắng nóng, vất vả như vậy nhưng các tình nguyện viên vẫn thấy vui vẻ với nhiệm vụ làm “anh trai, chị gái” cho các thí sinh. Họ tận tình giúp đỡ các thí sinh tìm kiếm nhà trọ giá rẻ, miễn phí; tìm điểm ăn uống giá rẻ, hợp vệ sinh; đưa đón thí sinh đến địa điểm thi, hỗ trợ đăng ký thủ tục thi; tư vấn, động viên, chia sẻ kinh nghiệm thi cử...
Các tình nguyện viên này cũng hy vọng các thí sinh sẽ trở thành tân sinh viên của các trường. Lúc đó, chính những “anh trai, chị gái” tình nguyện sẽ tiếp tục là người trực tiếp đưa đón, tìm nhà trọ, làm thủ tục cho các tân sinh viên./.
Thành đoàn Hà Nội cử một tình nguyện viên phụ trách, giúp đỡ việc đưa, đón từng thí sinh và người nhà từ các tỉnh về Hà Nội dự thi trong cả 2 đợt. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện, do thiếu sự phối hợp đồng bộ từ các tỉnh đoàn, các tình nguyện viên nhiều khi rất vất vả mới có thể hoàn thành tốt công việc.
Tham gia “chữa cháy”
Tham gia “chữa cháy” là cách gọi của các tình nguyện viên đối với công việc phát sinh đột xuất, phải làm ngay. Chẳng hạn, ngay trước giờ đưa thí sinh đến Hà Nội, Tỉnh đoàn bạn lại thông báo có thêm vài thí sinh cùng đi theo khiến cho tình nguyện viên phải “vắt chân lên cổ” để kịp thời lo giúp đỡ cho số thí sinh phát sinh thêm này. Đoàn của tỉnh Hà Giang là một ví dụ điển hình. Trong đợt 1 của kỳ thi đại học năm nay, theo kế hoạch, chiều 2/7, đoàn đến Hà Nội thì buổi trưa cùng ngày, Tỉnh đoàn Hà Giang thông báo có thêm 10 thí sinh nữa cùng đi. Điều này khiến các tình nguyện viên của Thành đoàn Hà Nội phải xoay xở đủ kiểu mới kịp thời tìm được nhà trọ giá rẻ cho các thí sinh này.
Nằm trong nhóm tình nguyện viên phải tham gia “chữa cháy,” Nguyễn Gia Vũ, sinh năm 1993, sinh viên năm thứ 2 trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã phải đi tìm nhà gấp cho một thí sinh ở Hà Giang dự thi vào Học viện An ninh nhân dân, có điểm thi ở ngay tại học viện.
Đội nắng đi tìm nhà trọ cho bạn này, Vũ loay hoay mãi không tìm được địa điểm như ý. Nhà trọ thì có sẵn nhưng nhà trọ giá rẻ thì không phải chỗ nào cũng có, nhất là ở thời điểm ngày thi cận kề. May mắn, Vũ gặp được nhóm tình nguyện viên của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đang có trong tay danh sách các nhà trọ miễn phí trong khu vực. Nhờ vậy, thí sinh ở Hà Giang do Vũ phụ trách giúp đỡ đã không phải mất tiền thuê nhà trọ trong suốt thời gian thi ở Hà Nội.
[Các trường đại học nỗ lực tiếp sức cho... phụ huynh]
Bên cạnh việc bổ sung đột xuất danh sách thí sinh, còn có nơi thông báo cụ thể danh sách thí sinh, nhưng đến khi lên Hà Nội thì lại chẳng thấy thí sinh đó đâu. Thế là "phí công" của tình nguyện viên đi tìm nhà trọ giá rẻ, quán ăn hợp vệ sinh cho thí sinh này. Đó là chưa kể tới việc tình nguyện viên nào đã lỡ bỏ tiền túi ra để "đặt cọc" trước phòng trọ thì chẳng biết phải làm thế nào để lấy lại số tiền đã "đặt cọc" này.
Trong số các đoàn cùng phối hợp thực hiện chương trình "Cùng bạn đi thi," Tỉnh đoàn Ninh Bình là nơi có số lượng thí sinh thiếu ổn định nhất. Ban đầu thông báo số thí sinh tham gia chương trình “Cùng bạn đi thi” là 150, về sau hạ xuống còn 80 thí sinh, và cuối cùng danh sách còn lại 30 thí sinh. Ấy vậy mà con số 30 này vẫn không được đầy đủ. Khi tới Hà Nội, khoảng 10 thí sinh trong số này được một số tổ chức trong tỉnh lo ăn nghỉ miễn phí khiến cho các bạn tình nguyện viên được phân công phụ trách phải xin lỗi chủ nhà trọ vì không thuê phòng như đã hứa.
Anh Nguyễn Thiên Tú, Trưởng Ban Thanh niên trường học, Thành đoàn Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Sinh viên thành phố Hà Nội cho biết việc danh sách thí sinh không ổn định và thống nhất của các tỉnh đoàn phối hợp là khó có thể tránh khỏi do bản thân các tỉnh đoàn bị phụ thuộc vào danh sách ở các xã gửi lên. Trong số 3 tỉnh đoàn phối hợp, Tỉnh đoàn Lạng Sơn là đơn vị đã có kinh nghiệm phối hợp từ 2 năm trước nên việc tổ chức chuyên nghiệp hơn, ít có sai sót. Với các tỉnh đoàn còn lại, do đây là lần đầu tiên thực hiện, thiếu kinh nghiệm tổ chức nên các đơn vị này gặp nhiều vướng mắc trong công tác phối hợp.
Do vậy, sau đợt “Tiếp sức mùa thi” năm nay, Thành đoàn Hà Nội sẽ chủ động trao đổi, rút kinh nghiệm phối hợp với các tỉnh đoàn bạn, trong đó, nhấn mạnh việc các tỉnh đoàn này cần lên danh sách cụ thể, rõ ràng về tên thí sinh, địa chỉ liên hệ, số điện thoại, trường thi, địa điểm thi, thông tin về người nhà đi cùng, các yêu cầu đặc biệt khác... để tạo điều kiện thuận lợi cho các tình nguyện viên hoàn thành nhiệm vụ.
Vất vả vẫn vui vẻ
Trong số các tình nguyện viên của đội “Cùng bạn đi thi” năm 2013, có lẽ Nguyễn Gia Vũ là một trong những tình nguyện viên vất vả nhất. Ban đầu, Vũ được phân công phụ trách một thí sinh trong đoàn của tỉnh Lạng Sơn. Tìm nhà trọ xong xuôi, Vũ chủ động gọi điện thoại trao đổi thông tin với bạn đó thì được biết bạn này không tham gia chương trình nữa mà tự chủ động đi riêng.
Tiếp tục, Vũ được phân công giúp đỡ một thí sinh khác vẫn trong đoàn Lạng Sơn. Lần này, Vũ tìm nhà trọ xong, ngồi chờ đoàn Lạng Sơn lên Hà Nội, chờ đến người thí sinh cuối cùng ra khỏi xe mà vẫn không thấy bạn thí sinh được phân công giúp đỡ đâu. Hỏi ra, Vũ mới biết đến phút chót, bạn ấy lại đi riêng.
Để tìm nhà trọ cho các thí sinh, mỗi tình nguyện viên có những cách làm, cách tiếp cận riêng. Nhưng cách mà bạn sinh viên Nguyễn Hồng Ánh (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) thực hiện thì ít ai dám làm. Thi đợt 1, thiếu nhà trọ miễn phí, Ánh xin phép và được bố mẹ đồng ý đưa 2 thí sinh của tỉnh Hà Giang về ở trọ miễn phí ngay tại nhà mình ở đường Khuất Duy Tiến (quận Thanh Xuân, Hà Nội).
Đến đợt thi thứ 2 này, Ánh cũng chủ động mời 4 thí sinh cùng 2 phụ huynh đi cùng về ở và sinh hoạt ngay tại nhà mình cho thuận tiện.
Đi lại nhiều giữa trời nắng nóng, vất vả như vậy nhưng các tình nguyện viên vẫn thấy vui vẻ với nhiệm vụ làm “anh trai, chị gái” cho các thí sinh. Họ tận tình giúp đỡ các thí sinh tìm kiếm nhà trọ giá rẻ, miễn phí; tìm điểm ăn uống giá rẻ, hợp vệ sinh; đưa đón thí sinh đến địa điểm thi, hỗ trợ đăng ký thủ tục thi; tư vấn, động viên, chia sẻ kinh nghiệm thi cử...
Các tình nguyện viên này cũng hy vọng các thí sinh sẽ trở thành tân sinh viên của các trường. Lúc đó, chính những “anh trai, chị gái” tình nguyện sẽ tiếp tục là người trực tiếp đưa đón, tìm nhà trọ, làm thủ tục cho các tân sinh viên./.
Kim Anh (TTXVN)