Chuyên gia: Thế giới sẽ phụ thuộc nhiều hơn nguồn cung dầu Trung Đông

Trưởng bộ phận phân tích toàn cầu của S&P Global Platts, cho rằng Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) sẽ “lấp đầy” sự sụt giảm nguồn cung dầu đá phiến từ Mỹ khi nhu cầu phục hồi.
Một cơ sở khai thác dầu mỏ tại Iraq. (Nguồn: AFP)
Một cơ sở khai thác dầu mỏ tại Iraq. (Nguồn: AFP)

Các chuyên gia trong ngành nhận định, thị trường dầu thế giới sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Đông do sản lượng dầu đá phiến của Mỹ dự kiến tiếp tục giảm.

Theo S&P Global Platts, sản lượng dầu đá phiến của Mỹ sẽ giảm 900.000 thùng/ngày trong năm 2020 và giảm thêm 1,1 triệu thùng/ngày trong năm 2021.

Ông Chris Midgley, Trưởng bộ phận phân tích toàn cầu của S&P Global Platts, cho rằng Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) sẽ “lấp đầy” sự sụt giảm nguồn cung dầu trên khi nhu cầu phục hồi mặc dù một số nước sản xuất dầu ngoài OPEC như Canada, Brazil và các nhà sản xuất từ Biển Bắc của châu Âu cũng sẽ góp phần bù đắp sự thiếu hụt trên.

[Giá dầu châu Á giảm do lo ngại về số ca nhiễm virus SARS-CoV-2]

Phát biểu tại một cuộc họp báo, ông Midgley cho rằng "cuối cùng, OPEC sẽ lấp đầy khoảng trống nguồn cung dầu trên nếu được yêu cầu.”

Trong khi đó, theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), trong tuần kết thúc vào ngày 9/10, sản lượng dầu thô của Mỹ trung bình ở mức 10,5 triệu thùng/ngày, so với mức khoảng 3 triệu thùng/ngày trong tháng 2-3/2020.

EIA dự đoán sản lượng dầu thô trung bình của Mỹ sẽ giảm từ 12,2 triệu thùng/ngày trong năm 2019 xuống 11,5 triệu thùng/ngày trong năm 2020 và 11,1 triệu thùng/ngày năm 2021.

Ông Shin Kim, Trưởng bộ phận phân tích cung ứng và sản xuất của S&P Global Platts, cho rằng sự phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn cung dầu thô từ Trung Đông sẽ làm giảm giá dầu do sản lượng ‘vàng đen” của Libya dự kiến sẽ tăng lên, trong khi Iran có thể khôi phục hoạt động xuất khẩu dầu nếu Mỹ nối lại đàm phán về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Tehran./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Thương mại song phương Việt Nam-Ba Lan

Thương mại song phương Việt Nam-Ba Lan

Những năm gần đây, thương mại hai nước Việt Nam-Ba Lan đã có được những động lực tăng trưởng đáng kể. Năm 2024, thương mại hai nước đạt 3,44 tỷ USD, tăng 21,7% so với năm 2023.

Thu hoạch hồ tiêu. (Ảnh: Hoài Thu/TTXVN)

Dự báo nguồn cung giảm, hồ tiêu được giá

Sản lượng hồ tiêu toàn cầu dự báo tiếp tục sụt giảm trong khi nhu cầu tiêu thụ ổn định là động lực giúp giá tiêu năm 2025 giữ ở mức cao, tạo đà cho xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam tiếp tục tăng trưởng.