Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, sau một năm triển khai Quyết định 71 của Chính phủ tại 52 huyện thuộc 18 tỉnh trong cả nước, đến nay đã có hơn 6.200 lao động đăng ký đi làm việc ở nước ngoài, trong đó có khoảng 6.000 lao động trúng sơ tuyển.
Sau khi sơ tuyển, các doanh nghiệp đã phối hợp với địa phương tổ chức đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho 4.500 lao động và đã tổ chức cho hơn 2.300 lao động đi làm việc tại Malaysia, Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE), Libya, Arập Xêút, Macau, Nhật Bản.
Số lao động đã đào tạo xong hiện đang chờ làm thủ tục xuất cảnh khoảng trên 1.000 người, thuộc các tỉnh Thanh Hóa, Yên Bái, Quảng Ngãi, Phú Thọ, Quảng Bình, Quảng Trị, Bắc Giang, Điện Biên, Quảng Nam, Bắc Kạn, Lào Cai, Bình Định, Ninh Thuận, Kon Tum, Lâm Đồng, Sơn La, Nghệ An và Hà Giang.
Theo đánh giá của Cục Quản lý lao động ngoài nước, bên cạnh kết quả đạt được, công tác triển khai thực hiện Quyết định 71 còn gặp một số khó khăn, hạn chế như: thủ tục vay vốn ngân hàng phức tạp; tỷ lệ lao động bỏ về địa phương trong thời gian đào tạo còn cao, khoảng 25% số lao động được đưa đi đào tạo; một số doanh nghiệp chưa thẩm định hợp đồng đã tuyển lao động nhưng không đưa lao động đi, để họ phải chờ đợi thời gian dài hoặc lao động đi không có việc làm ổn định...
Cũng trong tháng Năm và đầu tháng Sáu, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã xúc tiến thí điểm tuyển chọn lao động của tỉnh đi làm việc tại các thị trường Malaysia và Lybia tại sáu huyện nghèo (Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ, Hoàng Su Phì, Xín Mấn) của tỉnh Hà Giang.
Trong thời gian này, Cục cũng đã giải ngân khoảng 5,5 tỷ đồng tiền đào tạo và kinh phí hỗ trợ cho người lao động ở các huyện nghèo.
Sau khi sơ tuyển, các doanh nghiệp đã phối hợp với địa phương tổ chức đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho 4.500 lao động và đã tổ chức cho hơn 2.300 lao động đi làm việc tại Malaysia, Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE), Libya, Arập Xêút, Macau, Nhật Bản.
Số lao động đã đào tạo xong hiện đang chờ làm thủ tục xuất cảnh khoảng trên 1.000 người, thuộc các tỉnh Thanh Hóa, Yên Bái, Quảng Ngãi, Phú Thọ, Quảng Bình, Quảng Trị, Bắc Giang, Điện Biên, Quảng Nam, Bắc Kạn, Lào Cai, Bình Định, Ninh Thuận, Kon Tum, Lâm Đồng, Sơn La, Nghệ An và Hà Giang.
Theo đánh giá của Cục Quản lý lao động ngoài nước, bên cạnh kết quả đạt được, công tác triển khai thực hiện Quyết định 71 còn gặp một số khó khăn, hạn chế như: thủ tục vay vốn ngân hàng phức tạp; tỷ lệ lao động bỏ về địa phương trong thời gian đào tạo còn cao, khoảng 25% số lao động được đưa đi đào tạo; một số doanh nghiệp chưa thẩm định hợp đồng đã tuyển lao động nhưng không đưa lao động đi, để họ phải chờ đợi thời gian dài hoặc lao động đi không có việc làm ổn định...
Cũng trong tháng Năm và đầu tháng Sáu, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã xúc tiến thí điểm tuyển chọn lao động của tỉnh đi làm việc tại các thị trường Malaysia và Lybia tại sáu huyện nghèo (Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ, Hoàng Su Phì, Xín Mấn) của tỉnh Hà Giang.
Trong thời gian này, Cục cũng đã giải ngân khoảng 5,5 tỷ đồng tiền đào tạo và kinh phí hỗ trợ cho người lao động ở các huyện nghèo.
Thông Chí (Vietnam+)