Ngày 12/1, Liên hợp quốc lại lên tiếng cảnh báo nguy cơ cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu mới có thể xảy ra vào cuối năm 2011.
Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) cảnh báo giá lương thực trên thế giới sẽ tiếp tục tăng cao trong năm 2011 và nguy cơ tái diễn cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu năm 2007-2008 đã xuất hiện ngày càng nghiêm trọng hơn.
Chỉ số giá trong "rổ" nông sản gồm ngũ cốc, hạt có dầu, sữa, thịt và đường đã tăng cao trong 6 tháng liên tiếp. Bạo loạn đã xảy ra ở 30 nước trên thế giới trong cuộc khủng hoảng lương thực năm 2008 và nay tình trạng này lại tái diễn ở một số nước châu Phi như Algeria, Mozambique...
Ngân hàng trung ương nhiều nước đã thực hiện các biện pháp siết chặt chính sách tiền tệ trong khi các chính phủ cũng buộc phải siết chặt chính sách tài chính.
Abdolreza Abbassian, nhà kinh tế của FAO nhấn mạnh thế giới đã đi vào “vùng nguy hiểm” của một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu. Lũ lụt nghiêm trọng đã tàn phá Australia, nước xuất khẩu lương thực thứ 4 thế giới và một phần lớn sản lượng lương thực thế giới đang được sử dụng để sản xuất nhiên liệu sinh học trong khi hỏa hoạn đã làm giảm nghiêm trọng sản lượng lúa mỳ ở Nga và Đông Âu.
Trong khi đó, ông Rob Vos, Giám đốc chính sách phát triển và nhà phân tích của Vụ các vấn đề kinh tế xã hội của Liên hợp quốc (DESA) nhấn mạnh giá lương thực cao và sẽ còn cao hơn nữa đã tác động đến nhiều nước đang phát triển.
Các nước như Ấn Độ và nhiều nước Đông và Nam Á khác đang phải đối phó với lạm phát 2 chữ số, chủ yếu do giá lương thực và năng lượng tăng cao. Giá lương thực tăng đã buộc nhiều nước Mỹ Latinh phải giảm trợ cấp lương thực do thâm hụt tài chính tăng nhanh.
Tác động ngắn hạn của giá lương thực tăng cao không chỉ tác động đến các nước nghèo với cộng đồng dân cư bị đẩy xuống cảnh cùng khổ mà còn tác động bất lợi đến tiến độ phục hồi kinh tế toàn cầu do lạm phát cao và sức mua của người tiêu dùng giảm mạnh ở nhiều nước phát triển./.
Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) cảnh báo giá lương thực trên thế giới sẽ tiếp tục tăng cao trong năm 2011 và nguy cơ tái diễn cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu năm 2007-2008 đã xuất hiện ngày càng nghiêm trọng hơn.
Chỉ số giá trong "rổ" nông sản gồm ngũ cốc, hạt có dầu, sữa, thịt và đường đã tăng cao trong 6 tháng liên tiếp. Bạo loạn đã xảy ra ở 30 nước trên thế giới trong cuộc khủng hoảng lương thực năm 2008 và nay tình trạng này lại tái diễn ở một số nước châu Phi như Algeria, Mozambique...
Ngân hàng trung ương nhiều nước đã thực hiện các biện pháp siết chặt chính sách tiền tệ trong khi các chính phủ cũng buộc phải siết chặt chính sách tài chính.
Abdolreza Abbassian, nhà kinh tế của FAO nhấn mạnh thế giới đã đi vào “vùng nguy hiểm” của một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu. Lũ lụt nghiêm trọng đã tàn phá Australia, nước xuất khẩu lương thực thứ 4 thế giới và một phần lớn sản lượng lương thực thế giới đang được sử dụng để sản xuất nhiên liệu sinh học trong khi hỏa hoạn đã làm giảm nghiêm trọng sản lượng lúa mỳ ở Nga và Đông Âu.
Trong khi đó, ông Rob Vos, Giám đốc chính sách phát triển và nhà phân tích của Vụ các vấn đề kinh tế xã hội của Liên hợp quốc (DESA) nhấn mạnh giá lương thực cao và sẽ còn cao hơn nữa đã tác động đến nhiều nước đang phát triển.
Các nước như Ấn Độ và nhiều nước Đông và Nam Á khác đang phải đối phó với lạm phát 2 chữ số, chủ yếu do giá lương thực và năng lượng tăng cao. Giá lương thực tăng đã buộc nhiều nước Mỹ Latinh phải giảm trợ cấp lương thực do thâm hụt tài chính tăng nhanh.
Tác động ngắn hạn của giá lương thực tăng cao không chỉ tác động đến các nước nghèo với cộng đồng dân cư bị đẩy xuống cảnh cùng khổ mà còn tác động bất lợi đến tiến độ phục hồi kinh tế toàn cầu do lạm phát cao và sức mua của người tiêu dùng giảm mạnh ở nhiều nước phát triển./.
(TTXVN/Vietnam+)