Ngày 24/8 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tổ chức hội thảo lấy ý kiến về điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng đối với người làm việc trong các loại hình doanh nghiệp năm 2013.
Theo đánh giá của Bộ Lao động Thương binh và xã hội, mức lương tối thiểu hiện nay chỉ mới đáp ứng được khoảng 57-63% so với nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ. Đợt điều chỉnh mức lương tối thiểu lần này sẽ có 2 phương án.
Đối với phương án 1: mức lương tối thiểu áp dụng vùng I tăng lên 2,7 triệu đồng/người/tháng (mức cũ 2 triệu đồng); vùng II là 2,4 triệu đồng/người/tháng (mức cũ 1,78 triệu đồng); vùng III là 2,13 triệu đồng/người/tháng (mức cũ 1,55 triệu đồng) và vùng IV là 1,93 triệu đồng (mức cũ 1,4 triệu đồng).
Theo phương án 2, vùng I tăng lên 2,5 triệu đồng/người/tháng; vùng II là 2,25 triệu đồng/người/tháng; vùng III là 1,95 triệu đồng/người/tháng và vùng IV là 1,8 triệu đồng/người/tháng.
Ông Mai Đức Chính - Phó Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam cho rằng: Việc xác định mức lương tối thiểu như hiện nay là chưa đúng bản chất và cần phải thực hiện theo cách định nghĩa tại Điều 91 Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2012.
Hiện mức lương tối thiểu chỉ mới đáp ứng được 60% nhu cầu tối thiểu của người lao động và gia đình của họ. Doanh nghiệp đã trả cho người lao động bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu một chút, nhưng lại căn cứ đó để trích đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Với mức đóng đó, sau khi nghỉ hưu, người lao động sẽ chỉ nhận được khoản lương hưu ở mức nghèo đói, tạo ra gánh nặng cho xã hội. Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đồng ý với phương án 1 mà Bộ Lao động Thương binh và xã hội đưa ra và cho rằng thời gian áp dụng nên bắt đầu từ ngày 1/1/2013.
Theo bà Nguyễn Hồng Hà - Phó giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh: Đa số doanh nghiệp đồng ý với phương án tăng mức lương tối thiểu nhưng lại cho rằng, Chính phủ nên công bố vào tháng 9/2012 và áp dụng từ tháng 3/2013.
Cũng theo bà Nguyễn Hồng Hà, từ đầu năm đến nay, cả nước có hơn 30.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động, phá sản. Doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hóa, hàng tồn rất nhiều, chi phí đầu vào tăng đến 13%, nhưng sức mua trong nước lại rất thấp, thị trường xuất khẩu cũng đình đốn. Đối với các doanh nghiệp sử dụng lao động chất xám cao, thì việc điều chỉnh mức lương tối thiểu không ảnh hưởng gì, nhưng lại ảnh hướng lớn đến các doanh nghiệp sử dụng lao động trong các ngành dệt may, gia giầy, đồ gỗ, thủy sản...
Trong khi đó, ông Mai Đức Chính cho rằng, việc điều chỉnh mức lương tối thiểu chủ yếu chỉ làm tăng chi phí tính đóng bảo hiểm xã hội của nhóm lao động giản đơn và tăng chi phí đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, từ đó tăng thêm một phần chi phí của doanh nghiệp.
Bà Nguyễn Thị Lan Hương - Viện trưởng Viện Khoa học Lao động Xã hội thừa nhận, đến nay ngành Lao động Thương binh và xã hội vẫn chưa thể khảo sát, tính toán được việc điều chỉnh mức lương tối thiểu sẽ làm doanh nghiệp tăng bao nhiêu chi phí.
Theo Bộ Lao động Thương binh và xã hội, việc điều chỉnh mức lương tối thiểu trong các loại hình doanh nghiệp lần này sẽ được Chính phủ công bố vào tháng 10/2012 và thực hiện từ ngày 1/1/2013. Tuy nhiên nếu tình hình nhiều doanh nghiệp trong 6 tháng cuối năm 2012 vẫn còn gặp khó khăn, thì có thể sẽ lùi lại thời gian thực hiện từ tháng 3 đến tháng 6/2013. Riêng các vùng áp dụng mức lương tối thiểu sẽ không thay đổi./.
Theo đánh giá của Bộ Lao động Thương binh và xã hội, mức lương tối thiểu hiện nay chỉ mới đáp ứng được khoảng 57-63% so với nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ. Đợt điều chỉnh mức lương tối thiểu lần này sẽ có 2 phương án.
Đối với phương án 1: mức lương tối thiểu áp dụng vùng I tăng lên 2,7 triệu đồng/người/tháng (mức cũ 2 triệu đồng); vùng II là 2,4 triệu đồng/người/tháng (mức cũ 1,78 triệu đồng); vùng III là 2,13 triệu đồng/người/tháng (mức cũ 1,55 triệu đồng) và vùng IV là 1,93 triệu đồng (mức cũ 1,4 triệu đồng).
Theo phương án 2, vùng I tăng lên 2,5 triệu đồng/người/tháng; vùng II là 2,25 triệu đồng/người/tháng; vùng III là 1,95 triệu đồng/người/tháng và vùng IV là 1,8 triệu đồng/người/tháng.
Ông Mai Đức Chính - Phó Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam cho rằng: Việc xác định mức lương tối thiểu như hiện nay là chưa đúng bản chất và cần phải thực hiện theo cách định nghĩa tại Điều 91 Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2012.
Hiện mức lương tối thiểu chỉ mới đáp ứng được 60% nhu cầu tối thiểu của người lao động và gia đình của họ. Doanh nghiệp đã trả cho người lao động bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu một chút, nhưng lại căn cứ đó để trích đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Với mức đóng đó, sau khi nghỉ hưu, người lao động sẽ chỉ nhận được khoản lương hưu ở mức nghèo đói, tạo ra gánh nặng cho xã hội. Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đồng ý với phương án 1 mà Bộ Lao động Thương binh và xã hội đưa ra và cho rằng thời gian áp dụng nên bắt đầu từ ngày 1/1/2013.
Theo bà Nguyễn Hồng Hà - Phó giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh: Đa số doanh nghiệp đồng ý với phương án tăng mức lương tối thiểu nhưng lại cho rằng, Chính phủ nên công bố vào tháng 9/2012 và áp dụng từ tháng 3/2013.
Cũng theo bà Nguyễn Hồng Hà, từ đầu năm đến nay, cả nước có hơn 30.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động, phá sản. Doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hóa, hàng tồn rất nhiều, chi phí đầu vào tăng đến 13%, nhưng sức mua trong nước lại rất thấp, thị trường xuất khẩu cũng đình đốn. Đối với các doanh nghiệp sử dụng lao động chất xám cao, thì việc điều chỉnh mức lương tối thiểu không ảnh hưởng gì, nhưng lại ảnh hướng lớn đến các doanh nghiệp sử dụng lao động trong các ngành dệt may, gia giầy, đồ gỗ, thủy sản...
Trong khi đó, ông Mai Đức Chính cho rằng, việc điều chỉnh mức lương tối thiểu chủ yếu chỉ làm tăng chi phí tính đóng bảo hiểm xã hội của nhóm lao động giản đơn và tăng chi phí đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, từ đó tăng thêm một phần chi phí của doanh nghiệp.
Bà Nguyễn Thị Lan Hương - Viện trưởng Viện Khoa học Lao động Xã hội thừa nhận, đến nay ngành Lao động Thương binh và xã hội vẫn chưa thể khảo sát, tính toán được việc điều chỉnh mức lương tối thiểu sẽ làm doanh nghiệp tăng bao nhiêu chi phí.
Theo Bộ Lao động Thương binh và xã hội, việc điều chỉnh mức lương tối thiểu trong các loại hình doanh nghiệp lần này sẽ được Chính phủ công bố vào tháng 10/2012 và thực hiện từ ngày 1/1/2013. Tuy nhiên nếu tình hình nhiều doanh nghiệp trong 6 tháng cuối năm 2012 vẫn còn gặp khó khăn, thì có thể sẽ lùi lại thời gian thực hiện từ tháng 3 đến tháng 6/2013. Riêng các vùng áp dụng mức lương tối thiểu sẽ không thay đổi./.
Trần Xuân Tình (TTXVN)