Chính phủ Colombia ngày 18/10 đã bác bỏ đề xuất của nhóm du kích FARC về việc đưa vấn đề cải tổ cơ cấu nhà nước và mô hình kinh tế ra thảo luận tại cuộc hòa đàm chính thức khai mạc cùng ngày tại Oslo (Na Uy).
Phát biểu tại lễ khai mạc, trưởng đoàn đàm phán của Lực lượng vũ trang cách mạng Colombia (FARC), Luciano Marín Arango (có biệt danh Iván Márquez), khẳng định hòa bình không đồng nghĩa với im tiếng súng.
Để có hòa bình thì cần phải cải tổ cơ cấu Nhà nước và hệ thống kinh tế, vì bất kể có hay không có đấu tranh vũ trang, tình trạng bạo lực và xung đột sẽ tiếp diễn nếu chính phủ tiếp tục chính sách hiện nay.
Đáp lại, người đứng đầu đoàn đàm phán của chính phủ Colombia, cựu Phó Tổng thống Humberto de la Calle, khẳng định sẽ không thương thảo về mô hình kinh tế cũng như đầu tư nước ngoài, vì theo ông những vấn đề này không nằm trong chương trình nghị sự đã được hai bên thỏa thuận tại các cuộc đàm phán mật trước đó tại Havana.
Ông De la Calle cảnh báo trong trường hợp các cuộc thương thuyết không tiến triển, chính phủ sẽ không trở thành “con tin” của quá trình đàm phán này.
Các cuộc thương lượng chính thức sẽ diễn ra tại Havana (Cuba) từ ngày 15/11, với chương trình nghị sự gồm 5 điểm: phát triển nông thôn, đảm bảo cho việc thực hiện đối lập chính trị, chấm dứt xung đột vũ trang, giải quyết vấn đề buôn lậu ma túy, và quyền của các nạn nhân của các cuộc xung đột. Tuy nhiên, hai bên thỏa thuận trước đó sẽ có cuộc họp trù bị vào ngày 5/11 tại thủ đô của Cuba.
Đây là cuộc đối thoại giữa chính phủ và FARC mà dư luận hy vọng sẽ có nhiều cơ hội thành công nhất, nhằm chấm dứt cuộc xung đột vũ trang kéo dài gần nửa thế kỷ qua tại quốc gia Nam Mỹ này.
Cuộc hòa đàm này diễn ra với sự bảo trợ của Na Uy và Cuba và sự “đồng hành” của Venezuela và Chile.
Cho đến nay FARC đã tiến hành đàm phán - nhưng đều thất bại - với chính phủ của các tổng thống Belisario Betancur (1982-86), César Gaviria (1990-94) và Andrés Pastrana (1998-2002).
Theo Bộ Tài chính Colombia, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này có thể tăng 1-2 điểm phần trăm trong trường hợp chính phủ và FARC đạt được thỏa thuận hòa bình.
Được thành lập từ năm 1964, FARC hiện có khoảng 9.000 thành viên. Nhóm du kích hùng hậu nhất tại Mỹ Latinh này không loại trừ khả năng tham gia tranh cử tổng thống vào năm 2014 trong trường hợp các cuộc hòa đàm với chính phủ đạt kết quả./.
Phát biểu tại lễ khai mạc, trưởng đoàn đàm phán của Lực lượng vũ trang cách mạng Colombia (FARC), Luciano Marín Arango (có biệt danh Iván Márquez), khẳng định hòa bình không đồng nghĩa với im tiếng súng.
Để có hòa bình thì cần phải cải tổ cơ cấu Nhà nước và hệ thống kinh tế, vì bất kể có hay không có đấu tranh vũ trang, tình trạng bạo lực và xung đột sẽ tiếp diễn nếu chính phủ tiếp tục chính sách hiện nay.
Đáp lại, người đứng đầu đoàn đàm phán của chính phủ Colombia, cựu Phó Tổng thống Humberto de la Calle, khẳng định sẽ không thương thảo về mô hình kinh tế cũng như đầu tư nước ngoài, vì theo ông những vấn đề này không nằm trong chương trình nghị sự đã được hai bên thỏa thuận tại các cuộc đàm phán mật trước đó tại Havana.
Ông De la Calle cảnh báo trong trường hợp các cuộc thương thuyết không tiến triển, chính phủ sẽ không trở thành “con tin” của quá trình đàm phán này.
Các cuộc thương lượng chính thức sẽ diễn ra tại Havana (Cuba) từ ngày 15/11, với chương trình nghị sự gồm 5 điểm: phát triển nông thôn, đảm bảo cho việc thực hiện đối lập chính trị, chấm dứt xung đột vũ trang, giải quyết vấn đề buôn lậu ma túy, và quyền của các nạn nhân của các cuộc xung đột. Tuy nhiên, hai bên thỏa thuận trước đó sẽ có cuộc họp trù bị vào ngày 5/11 tại thủ đô của Cuba.
Đây là cuộc đối thoại giữa chính phủ và FARC mà dư luận hy vọng sẽ có nhiều cơ hội thành công nhất, nhằm chấm dứt cuộc xung đột vũ trang kéo dài gần nửa thế kỷ qua tại quốc gia Nam Mỹ này.
Cuộc hòa đàm này diễn ra với sự bảo trợ của Na Uy và Cuba và sự “đồng hành” của Venezuela và Chile.
Cho đến nay FARC đã tiến hành đàm phán - nhưng đều thất bại - với chính phủ của các tổng thống Belisario Betancur (1982-86), César Gaviria (1990-94) và Andrés Pastrana (1998-2002).
Theo Bộ Tài chính Colombia, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này có thể tăng 1-2 điểm phần trăm trong trường hợp chính phủ và FARC đạt được thỏa thuận hòa bình.
Được thành lập từ năm 1964, FARC hiện có khoảng 9.000 thành viên. Nhóm du kích hùng hậu nhất tại Mỹ Latinh này không loại trừ khả năng tham gia tranh cử tổng thống vào năm 2014 trong trường hợp các cuộc hòa đàm với chính phủ đạt kết quả./.
Quang Sơn/Buenos Aires (Vietnam+)