Đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội cho Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, bắt đầu từ tháng Chín "tháng an toàn giao thông," công an Hà Nội đã và công an 8 tỉnh giáp ranh đã thực hiện giao ước liên kết, cùng chung tay bảo vệ.
Chung tay bảo vệ Đại lễ
Trong tháng Chín, lực lượng công an đã điều tra, khám phá trên 100 vụ án hình sự nghiêm trọng xảy ra ở Hà Nội và các tỉnh giáp ranh; triệt phá nhiều ổ nhóm chuyên cướp, trộm cắp, tiêu thụ xe máy liên tỉnh; bắt trên 450 đối tượng có lệnh truy nã.
Qua công tác quản lý, kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ, Công an Hà Nội đã bắt giữ, lập hồ sơ xử lý hành chính gần 400 người ngoại tỉnh có hành vi vi phạm.
Về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, Công an Hà Nội và công an 8 tỉnh giáp ranh đã phối hợp bảo đảm trật tự an toàn trên các tuyến QL5, QL1A, QL32... dẹp bỏ được nạn tụ tập đua xe trái phép tại các tuyến đường cửa ngõ ra vào Thủ đô.
Thượng tá Nguyễn Văn Huynh, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Bắc Ninh cho biết: “Bắc Ninh là ‘cửa sau’ của Thủ đô và có nhiều di tích lịch sử, văn hóa nên sẽ có nhiều đoàn khách tới tham quan trong những ngày diễn ra Đại lễ. Phòng cảnh sát giao thông Bắc Ninh đã có kế hoạch huy động lực lượng cắm chốt trên cả đường bộ, thủy sẵn sàng các phương án phân luồng giao thông trong những ngày đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.”
Theo ông Huynh, các phương án xấu nhất là tắc đường cục bộ trong những ngày Đại lễ cũng đã được đưa ra. Theo đó, nhưng điểm tập trung nhiều phương tiện là cầu Phù Đổng trên tuyến QL1 cũ và Cầu Đuống trên QL1 mới. Nếu Hà Nội tắc ở QL1 mới thì Bắc Ninh sẽ giải tỏa ở quốc lộ 38 đi ra quốc lộ 5. Nếu ùn tắc ở tuyến Cầu Đuống thì sẽ giải tỏa đi tuyến xung quanh và tuyến Nội Bài.
Trên tuyến đường thủy, Thượng tá Phương Anh Tuấn, Thủy đoàn trưởng Thủy đoàn 1, Cục Cảnh sát giao thông đường thủy cho biết, từ một tuần nay, lực lượng tăng cường của cục đã có mặt cùng Đội Cảnh sát giao thông đường thủy tuần tra kiểm soát cơ động trên sông Đuống.
Tất cả những phương tiện đường thủy đi trên tuyến sông này có dấu hiệu vận chuyển hàng cấm, vật liệu cháy nổ... đều được kiểm soát từ xa.
Trong khi đó, tại Hải Dương, mặc dù không nằm giáp ranh với Thủ đô, nhưng lại nằm giữa tam giác kinh tế Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, du lịch Côn Sơn-Kiếp bạc và quốc lộ 5 đi qua, cho nên nhiệm vụ bảo vệ tuyệt đối an toàn cho Đại lễ 1.000 năm cũng vẫn được đưa vào chương trình nhiệm vụ công tác.
Công an tỉnh Hải Dương đã chuẩn bị cả người và phương tiện sẵn sàng cho Đại lễ. Thượng tá Nguyễn Danh Thuy, Trưởng phòng cảnh sát giao thông Công an tỉnh Hải Dương nói: "Tuy chỉ được giao nhiệm vụ bảo vệ vòng ngoài nhưng trong những ngày Đại lễ, Hải Dương cũng có các đoàn khách quốc tế đi qua hoặc đến tham quan. Mọi phương án phân luồng, đảm bảo an toàn giao thông được chú trọng đặc biệt, và bất cứ khi nào Hà Nội cần, lực lượng cảnh sát giao thông Hải Dương sẽ sẵn sàng hỗ trợ, phục vụ tốt nhất cho Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội."
Trường học, đường làng... Đại lễ
Hướng về Đại lễ 1000 Thăng Long-Hà Nội, công an hai tỉnh Vĩnh Phúc kề cận Thủ đô và Ninh Bình - đất cố đô Hoa Lư lịch sử, chùa Bái Đính... sôi nổi tổ chức lễ ra quân, huy động hàng nghìn người tham gia diễu hành trong tháng an toàn giao thông.
Công an Vĩnh Phúc đã kết hợp với một số doanh nghiệp trên địa bàn, bắt tay sửa chữa hoàn thiện những tuyến đường có “điểm đen” thường xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng.
Với nhiệm vụ giải tỏa ùn tắc giao thông ở vòng ngoài Đại lễ, đặc biệt bảo vệ trật tự an toàn cho đoàn đại biểu một nghìn mẹ Việt Nam anh hùng đi qua về dự Đại lễ, những ngày gần đây, lực lượng công an giao thông Vĩnh Phúc đẩy mạnh rà soát, bổ sung phương án phòng ngừa ùn tắc giao thông ở khu vực giáp ranh Hà Nội. Đồng thời, huy động hết lực lượng bổ sung biển báo hiệu đường bộ, xây dựng panô tuyên truyền trên quốc lộ 2, từng bước thực hiện giải tỏa hành lang giao thông.
Cũng trong tháng an toàn giao thông, hướng về Đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, công an Vĩnh Phúc đã xác định phương hướng chiến lược là nâng cao ý thức, văn hóa giao thông lứa tuổi học đường và nông thôn.
Trong một tháng triển khai, công an giao thông Vĩnh Phúc đã phân cấp trường học tiến hành ký cam kết với nhà trường. Những trường học đã ký cam kết an toàn giao thông đều treo biển hiệu rực rỡ “An toàn giao thông hướng về Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.”
Công an giao thông được giao nhiệm vụ đến trường học tuyên truyền miệng, biên soạn tài liệu để giáo viên lồng ghép khéo léo vào giờ học, tổ chức các cuộc thi ngoại khóa, tính điểm về an toàn giao thông.
Để răn đe ý thức an toàn giao thông, những đối tượng học sinh vi phạm sẽ bị khiển trách công khai ở trường, địa phương hoặc trừ điểm trực tiếp, hạ hành kiểm trong năm học.
Công an xã được giao nhiệm vụ bám sát các đối tượng thanh niên làng “tóc xanh tóc đỏ” có biểu hiện đi xe lạng lách, không đội mũ bảo hiểm.
Đi về các xã, thôn xóm thấy rõ không khí hồ hởi, nhiệt huyết, đồng sức đồng long của người dân về văn hóa giao thông hướng về Đại lễ. Nhiều cổng làng thay vào những biển hiệu cũ làng văn hóa, xóm tự quản... nay rực rỡ cờ đỏ và chiếc áo mới “Xóm Đại lễ” hay “Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội và văn hóa giao thông.”
Chung tay bảo vệ Đại lễ
Trong tháng Chín, lực lượng công an đã điều tra, khám phá trên 100 vụ án hình sự nghiêm trọng xảy ra ở Hà Nội và các tỉnh giáp ranh; triệt phá nhiều ổ nhóm chuyên cướp, trộm cắp, tiêu thụ xe máy liên tỉnh; bắt trên 450 đối tượng có lệnh truy nã.
Qua công tác quản lý, kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ, Công an Hà Nội đã bắt giữ, lập hồ sơ xử lý hành chính gần 400 người ngoại tỉnh có hành vi vi phạm.
Về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, Công an Hà Nội và công an 8 tỉnh giáp ranh đã phối hợp bảo đảm trật tự an toàn trên các tuyến QL5, QL1A, QL32... dẹp bỏ được nạn tụ tập đua xe trái phép tại các tuyến đường cửa ngõ ra vào Thủ đô.
Thượng tá Nguyễn Văn Huynh, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Bắc Ninh cho biết: “Bắc Ninh là ‘cửa sau’ của Thủ đô và có nhiều di tích lịch sử, văn hóa nên sẽ có nhiều đoàn khách tới tham quan trong những ngày diễn ra Đại lễ. Phòng cảnh sát giao thông Bắc Ninh đã có kế hoạch huy động lực lượng cắm chốt trên cả đường bộ, thủy sẵn sàng các phương án phân luồng giao thông trong những ngày đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.”
Theo ông Huynh, các phương án xấu nhất là tắc đường cục bộ trong những ngày Đại lễ cũng đã được đưa ra. Theo đó, nhưng điểm tập trung nhiều phương tiện là cầu Phù Đổng trên tuyến QL1 cũ và Cầu Đuống trên QL1 mới. Nếu Hà Nội tắc ở QL1 mới thì Bắc Ninh sẽ giải tỏa ở quốc lộ 38 đi ra quốc lộ 5. Nếu ùn tắc ở tuyến Cầu Đuống thì sẽ giải tỏa đi tuyến xung quanh và tuyến Nội Bài.
Trên tuyến đường thủy, Thượng tá Phương Anh Tuấn, Thủy đoàn trưởng Thủy đoàn 1, Cục Cảnh sát giao thông đường thủy cho biết, từ một tuần nay, lực lượng tăng cường của cục đã có mặt cùng Đội Cảnh sát giao thông đường thủy tuần tra kiểm soát cơ động trên sông Đuống.
Tất cả những phương tiện đường thủy đi trên tuyến sông này có dấu hiệu vận chuyển hàng cấm, vật liệu cháy nổ... đều được kiểm soát từ xa.
Trong khi đó, tại Hải Dương, mặc dù không nằm giáp ranh với Thủ đô, nhưng lại nằm giữa tam giác kinh tế Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, du lịch Côn Sơn-Kiếp bạc và quốc lộ 5 đi qua, cho nên nhiệm vụ bảo vệ tuyệt đối an toàn cho Đại lễ 1.000 năm cũng vẫn được đưa vào chương trình nhiệm vụ công tác.
Công an tỉnh Hải Dương đã chuẩn bị cả người và phương tiện sẵn sàng cho Đại lễ. Thượng tá Nguyễn Danh Thuy, Trưởng phòng cảnh sát giao thông Công an tỉnh Hải Dương nói: "Tuy chỉ được giao nhiệm vụ bảo vệ vòng ngoài nhưng trong những ngày Đại lễ, Hải Dương cũng có các đoàn khách quốc tế đi qua hoặc đến tham quan. Mọi phương án phân luồng, đảm bảo an toàn giao thông được chú trọng đặc biệt, và bất cứ khi nào Hà Nội cần, lực lượng cảnh sát giao thông Hải Dương sẽ sẵn sàng hỗ trợ, phục vụ tốt nhất cho Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội."
Trường học, đường làng... Đại lễ
Hướng về Đại lễ 1000 Thăng Long-Hà Nội, công an hai tỉnh Vĩnh Phúc kề cận Thủ đô và Ninh Bình - đất cố đô Hoa Lư lịch sử, chùa Bái Đính... sôi nổi tổ chức lễ ra quân, huy động hàng nghìn người tham gia diễu hành trong tháng an toàn giao thông.
Công an Vĩnh Phúc đã kết hợp với một số doanh nghiệp trên địa bàn, bắt tay sửa chữa hoàn thiện những tuyến đường có “điểm đen” thường xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng.
Với nhiệm vụ giải tỏa ùn tắc giao thông ở vòng ngoài Đại lễ, đặc biệt bảo vệ trật tự an toàn cho đoàn đại biểu một nghìn mẹ Việt Nam anh hùng đi qua về dự Đại lễ, những ngày gần đây, lực lượng công an giao thông Vĩnh Phúc đẩy mạnh rà soát, bổ sung phương án phòng ngừa ùn tắc giao thông ở khu vực giáp ranh Hà Nội. Đồng thời, huy động hết lực lượng bổ sung biển báo hiệu đường bộ, xây dựng panô tuyên truyền trên quốc lộ 2, từng bước thực hiện giải tỏa hành lang giao thông.
Cũng trong tháng an toàn giao thông, hướng về Đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, công an Vĩnh Phúc đã xác định phương hướng chiến lược là nâng cao ý thức, văn hóa giao thông lứa tuổi học đường và nông thôn.
Trong một tháng triển khai, công an giao thông Vĩnh Phúc đã phân cấp trường học tiến hành ký cam kết với nhà trường. Những trường học đã ký cam kết an toàn giao thông đều treo biển hiệu rực rỡ “An toàn giao thông hướng về Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.”
Công an giao thông được giao nhiệm vụ đến trường học tuyên truyền miệng, biên soạn tài liệu để giáo viên lồng ghép khéo léo vào giờ học, tổ chức các cuộc thi ngoại khóa, tính điểm về an toàn giao thông.
Để răn đe ý thức an toàn giao thông, những đối tượng học sinh vi phạm sẽ bị khiển trách công khai ở trường, địa phương hoặc trừ điểm trực tiếp, hạ hành kiểm trong năm học.
Công an xã được giao nhiệm vụ bám sát các đối tượng thanh niên làng “tóc xanh tóc đỏ” có biểu hiện đi xe lạng lách, không đội mũ bảo hiểm.
Đi về các xã, thôn xóm thấy rõ không khí hồ hởi, nhiệt huyết, đồng sức đồng long của người dân về văn hóa giao thông hướng về Đại lễ. Nhiều cổng làng thay vào những biển hiệu cũ làng văn hóa, xóm tự quản... nay rực rỡ cờ đỏ và chiếc áo mới “Xóm Đại lễ” hay “Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội và văn hóa giao thông.”
Cẩm Thơ (Vietnam+)