Sáng 24/5, tại Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) kết hợp với Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội và Cơ quan Viện trợ Ireland (Irish Aid) tổ chức Hội thảo công bố Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2012: “Trước thử thách tái cơ cấu kinh tế.”
Nội dung của báo cáo thường niên năm nay tập trung phân tích và bình luận một cách chi tiết 3 chương trình tái cơ cấu kinh tế hiện nay (đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và ngân hàng thương mại), đồng thời chỉ ra những khó khăn và hạn chế trong quá trình thực hiện.
Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm VEPR, đại diện nhóm nghiên cứu báo cáo cho biết, tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2012 có thể chỉ ở mức 5,1% và lạm phát cao nhất khoảng 6,2%. Dự báo tăng trưởng kinh tế 2012 của Việt Nam có nhiều khả năng thấp nhất kể từ năm 2000.
Hầu hết các báo cáo đánh giá đều đồng thuận với một số phân tích, dự báo gần đây của nhiều chuyên gia về việc lạm phát đang rất thấp và nền kinh tế khó mà đạt tăng trưởng từ 6- 6,5%.
Theo tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, mô hình tăng trưởng đang phụ thuộc quá nhiều vào khu vực doanh nghiệp Nhà nước kém hiệu quả, làm suy giảm năng suất và hiệu quả chung của nền kinh tế. Do vậy, vấn đề căn bản của kinh tế vĩ mô hiện nay là giải quyết nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại và tạo điều kiện để thị trường tự tái cơ cấu doanh nghiệp, nhờ sự hỗ trợ của các thủ tục phá sản, sáp nhập và mua bán doanh nghiệp.
Báo cáo cũng đưa ra khuyến nghị như các nước phát triển đang phải xem lại mô hình tăng trưởng khi thế giới lâm vào khủng hoảng thì Việt Nam cần xem xét nghiêm túc mô hình kinh tế vừa qua và định hướng hiện nay. Nếu Việt Nam không nhận thức một cách dứt khoát, rõ ràng về mô hình mới cho phát triển kinh tế, cùng những thể chế hỗ trợ phù hợp thì cải cách sẽ không có mục tiêu thực sự; đồng thời khó mà vượt qua những thách thức của quá trình tái cơ cấu hiện nay đang đặt ra.
Tuy nhiên, trong dự báo mà Ngân hàng Thế giới (WB) vừa đưa ra thì kịch bản tăng trưởng và lạm phát Việt Nam 2012 có vẻ lạc quan hơn, khi WB cho rằng, năm 2012 lạm phát của Việt Nam sẽ dưới ngưỡng 10% và tăng trưởng dừng ở mức 5,7%.
Một số chuyên gia kinh tế tham gia thực hiện báo cáo cũng cho rằng, với một số thuận lợi về điều kiện kinh tế vĩ mô từ cuối năm 2011 như nhập siêu được giảm nhờ đẩy mạnh xuất khẩu, lạm phát được kiềm chế, tỷ giá ổn định…, chương trình tái cơ cấu kinh tế của Việt Nam có những lợi thế nhất định để triển khai thực hiện. Tuy nhiên, đòi hỏi những chi phí kinh tế xã hội không hề nhỏ, đụng chạm đến quyền lợi của nhiều nhóm lợi ích khác nhau, đặt cả Chính phủ lẫn toàn bộ nền kinh tế trước những thử thách to lớn.
Tại hội thảo, các đại biểu còn tập trung thảo luận các vấn đề như sự suy giảm hiệu quả và năng suất của nền kinh tế Việt Nam, phân tích diễn biến của khuynh hướng suy giảm hiệu quả của nền kinh tế trong thời gian qua, từ đó tìm hiểu nguyên nhân căn bản cho hiện tượng đó. Nghiên cứu cho thấy, việc cải cách mạnh mẽ nền kinh tế là một nhu cầu cấp bách, trong đó, việc tái cơ cấu là hướng đi đúng./.
Nội dung của báo cáo thường niên năm nay tập trung phân tích và bình luận một cách chi tiết 3 chương trình tái cơ cấu kinh tế hiện nay (đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và ngân hàng thương mại), đồng thời chỉ ra những khó khăn và hạn chế trong quá trình thực hiện.
Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm VEPR, đại diện nhóm nghiên cứu báo cáo cho biết, tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2012 có thể chỉ ở mức 5,1% và lạm phát cao nhất khoảng 6,2%. Dự báo tăng trưởng kinh tế 2012 của Việt Nam có nhiều khả năng thấp nhất kể từ năm 2000.
Hầu hết các báo cáo đánh giá đều đồng thuận với một số phân tích, dự báo gần đây của nhiều chuyên gia về việc lạm phát đang rất thấp và nền kinh tế khó mà đạt tăng trưởng từ 6- 6,5%.
Theo tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, mô hình tăng trưởng đang phụ thuộc quá nhiều vào khu vực doanh nghiệp Nhà nước kém hiệu quả, làm suy giảm năng suất và hiệu quả chung của nền kinh tế. Do vậy, vấn đề căn bản của kinh tế vĩ mô hiện nay là giải quyết nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại và tạo điều kiện để thị trường tự tái cơ cấu doanh nghiệp, nhờ sự hỗ trợ của các thủ tục phá sản, sáp nhập và mua bán doanh nghiệp.
Báo cáo cũng đưa ra khuyến nghị như các nước phát triển đang phải xem lại mô hình tăng trưởng khi thế giới lâm vào khủng hoảng thì Việt Nam cần xem xét nghiêm túc mô hình kinh tế vừa qua và định hướng hiện nay. Nếu Việt Nam không nhận thức một cách dứt khoát, rõ ràng về mô hình mới cho phát triển kinh tế, cùng những thể chế hỗ trợ phù hợp thì cải cách sẽ không có mục tiêu thực sự; đồng thời khó mà vượt qua những thách thức của quá trình tái cơ cấu hiện nay đang đặt ra.
Tuy nhiên, trong dự báo mà Ngân hàng Thế giới (WB) vừa đưa ra thì kịch bản tăng trưởng và lạm phát Việt Nam 2012 có vẻ lạc quan hơn, khi WB cho rằng, năm 2012 lạm phát của Việt Nam sẽ dưới ngưỡng 10% và tăng trưởng dừng ở mức 5,7%.
Một số chuyên gia kinh tế tham gia thực hiện báo cáo cũng cho rằng, với một số thuận lợi về điều kiện kinh tế vĩ mô từ cuối năm 2011 như nhập siêu được giảm nhờ đẩy mạnh xuất khẩu, lạm phát được kiềm chế, tỷ giá ổn định…, chương trình tái cơ cấu kinh tế của Việt Nam có những lợi thế nhất định để triển khai thực hiện. Tuy nhiên, đòi hỏi những chi phí kinh tế xã hội không hề nhỏ, đụng chạm đến quyền lợi của nhiều nhóm lợi ích khác nhau, đặt cả Chính phủ lẫn toàn bộ nền kinh tế trước những thử thách to lớn.
Tại hội thảo, các đại biểu còn tập trung thảo luận các vấn đề như sự suy giảm hiệu quả và năng suất của nền kinh tế Việt Nam, phân tích diễn biến của khuynh hướng suy giảm hiệu quả của nền kinh tế trong thời gian qua, từ đó tìm hiểu nguyên nhân căn bản cho hiện tượng đó. Nghiên cứu cho thấy, việc cải cách mạnh mẽ nền kinh tế là một nhu cầu cấp bách, trong đó, việc tái cơ cấu là hướng đi đúng./.
Thúy Hiền (TTXVN)