Sáng 22/9, Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội phối hợp với Ủy ban Nhân dân huyện Ba Vì, Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng và du lịch Bình Minh (chủ đầu tư) tổ chức Lễ công bố và bàn giao Quy hoạch chi tiết Công viên Nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng - tỷ lệ 1/500 (giai đoạn đầu).
Khu vực nghiên cứu Công viên Nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn đầu) nằm trên địa bàn xã Phú Sơn và xã Thái Hòa thuộc huyện Ba Vì (Hà Nội) có tổng diện tích khoảng 203,18 ha, phía Bắc giáp đất nông nghiệp xã Phú Sơn và xã Thái Hòa, trường Trung cấp kỹ thuật công binh; phía Tây, Tây Nam giáp hành lang bảo vệ sông Đà, đất nông nghiệp và khu dân cư xã Phú Sơn; phía Đông, Đông Nam giáp Nghĩa trang Yên Kỳ cũ và tuyến giao thông đối ngoại Quốc lộ 32 đi hồ Suối Hai (dự kiến); phía Nam giáp đất nông nghiệp, khu dân cư xã Phú Sơn, tỉnh lộ 411C.
Với tính chất là Công viên nghĩa trang, vì vậy trên mặt bằng hơn 203,18ha xây dựng nghĩa trang đợt đầu, quỹ đất trồng cây xanh, xây dựng công viên, cảnh quan, cách ly và cây xanh dọc tuyến giao thông đã chiếm tới 32,6% tổng diện tích đất xây dựng Công viên nghĩa trang (khoảng 66,32 ha); tiếp đó là đất cát táng có tổng diện tích khoảng 56,68 ha (chiếm 27,9%) gồm 34 khu có ký hiệu từ C1 đến C3; đất hung táng có tổng diện tích khoảng 13,29 ha gồm 6 khu ký hiệu từ A1 đến A6; hơn 5,94 ha đất an táng chôn một lần gồm 3 khu ký hiệu từ B1 đến B3…
Tổng diện tích lập quy hoạch chi tiết xây dựng Công viên Nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng là 582,91ha (không gồm diện tích nghĩa trang Yên Kỳ hiện có). Đây là loại hình nghĩa trang mới, mang tính chất công viên xanh.
Tổng thể khu nghĩa trang là quần thể kiến trúc tâm linh thông qua ngôn ngữ tổ chức không gian với chủ thể là các khu mộ phần nằm trong không gian xanh tĩnh lặng, vĩnh hằng.
Tỷ lệ cây xanh, mặt nước chiếm một thành phần quan trọng trong tổng thể khu nghĩa trang và vùng đệm. Mỗi ngôi mộ, công trình kiến trúc, đường dạo… là một thành tố trong tổng thể khu nghĩa trang công viên. Hình thức kiến trúc mộ chí được nghiên cứu thiết kế kỹ lưỡng, tạo được sự trang trọng, hài hòa với thiên nhiên.
Các công trình kiến trúc trong nghĩa trang được thiết kế theo phong cách kiến trúc truyền thống, trang nghiêm, khối tích hợp lý, thông thoáng, hài hòa với khung cảnh chung tạo thành các điểm nhấn đẹp./.
Khu vực nghiên cứu Công viên Nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn đầu) nằm trên địa bàn xã Phú Sơn và xã Thái Hòa thuộc huyện Ba Vì (Hà Nội) có tổng diện tích khoảng 203,18 ha, phía Bắc giáp đất nông nghiệp xã Phú Sơn và xã Thái Hòa, trường Trung cấp kỹ thuật công binh; phía Tây, Tây Nam giáp hành lang bảo vệ sông Đà, đất nông nghiệp và khu dân cư xã Phú Sơn; phía Đông, Đông Nam giáp Nghĩa trang Yên Kỳ cũ và tuyến giao thông đối ngoại Quốc lộ 32 đi hồ Suối Hai (dự kiến); phía Nam giáp đất nông nghiệp, khu dân cư xã Phú Sơn, tỉnh lộ 411C.
Với tính chất là Công viên nghĩa trang, vì vậy trên mặt bằng hơn 203,18ha xây dựng nghĩa trang đợt đầu, quỹ đất trồng cây xanh, xây dựng công viên, cảnh quan, cách ly và cây xanh dọc tuyến giao thông đã chiếm tới 32,6% tổng diện tích đất xây dựng Công viên nghĩa trang (khoảng 66,32 ha); tiếp đó là đất cát táng có tổng diện tích khoảng 56,68 ha (chiếm 27,9%) gồm 34 khu có ký hiệu từ C1 đến C3; đất hung táng có tổng diện tích khoảng 13,29 ha gồm 6 khu ký hiệu từ A1 đến A6; hơn 5,94 ha đất an táng chôn một lần gồm 3 khu ký hiệu từ B1 đến B3…
Tổng diện tích lập quy hoạch chi tiết xây dựng Công viên Nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng là 582,91ha (không gồm diện tích nghĩa trang Yên Kỳ hiện có). Đây là loại hình nghĩa trang mới, mang tính chất công viên xanh.
Tổng thể khu nghĩa trang là quần thể kiến trúc tâm linh thông qua ngôn ngữ tổ chức không gian với chủ thể là các khu mộ phần nằm trong không gian xanh tĩnh lặng, vĩnh hằng.
Tỷ lệ cây xanh, mặt nước chiếm một thành phần quan trọng trong tổng thể khu nghĩa trang và vùng đệm. Mỗi ngôi mộ, công trình kiến trúc, đường dạo… là một thành tố trong tổng thể khu nghĩa trang công viên. Hình thức kiến trúc mộ chí được nghiên cứu thiết kế kỹ lưỡng, tạo được sự trang trọng, hài hòa với thiên nhiên.
Các công trình kiến trúc trong nghĩa trang được thiết kế theo phong cách kiến trúc truyền thống, trang nghiêm, khối tích hợp lý, thông thoáng, hài hòa với khung cảnh chung tạo thành các điểm nhấn đẹp./.
Thanh Bình (TTXVN/Vietnam+)