Đến hạ tuần tháng Sáu này, cộng đồng Hồi giáo dân tộc Chăm tỉnh An Giang đã chính thức bước vào tháng lễ Ramadan 2013 - 1434 HL, còn được gọi là tháng yêu thương trong niềm vui, phấn khởi.
Tháng lễ Ramadan của cộng đồng Hồi giáo Chăm mang ý nghĩa rất đặc biệt. Trong tháng, các tín đồ Hồi giáo từ 15 tuổi trở lên đều nhịn ăn, nhịn uống ban ngày để đo lường, thẩm định sự đói khát của mình, để yêu thương hơn nữa đối với người nghèo khổ.
Tháng Ramadan còn là tháng để các tín đồ Hồi giáo tự rèn luyện bản thân, tu tâm dưỡng tánh trở thành một tín đồ tốt, một công dân tốt, sống có ích cho xã hội.
Cộng đồng Hồi giáo dân tộc Chăm ở An Giang là một trong số bốn dân tộc lớn Kinh, Hoa, Chăm, Khmer sinh sống hòa đồng, đoàn kết và đã có công rất lớn trong xây dựng, phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn An Giang.
Lãnh đạo, các ngành các cấp tỉnh An Giang đã quan tâm chăm lo tốt đời sống cho đồng bào như giúp vốn, kỹ thuật, hỗ trợ điều kiện học tập, tạo điều kiện phát triển kinh tế gia đình nâng cao đời sống cho đồng bào...
Cộng đồng Chăm An Giang được hình thành từ hơn 200 năm nay, theo đạo Islam, hiện có trên 3.000 hộ với gần 14.800 nhân khẩu, chiếm 0,66% dân số toàn tỉnh, sinh sống tập trung tại 9 xã Khánh Bình, Nhơn Hội, Quốc Thái, Vĩnh Trường, Đa Phước (An Phú), Khánh Hòa (Châu Phú), Vĩnh Hanh (Châu Thành), Châu Phong (thị xã Tân Châu) và phường Mỹ Long (thành phố Long Xuyên), sinh hoạt tại 12 Thánh đường và 15 tiểu Thánh đường.
Cộng đồng Hồi giáo dân tộc Chăm sinh sống chủ yếu bằng mua bán, dệt lụa thổ cẩm truyền thống, chăn nuôi gia súc và sản xuất nông nghiệp./.
Tháng lễ Ramadan của cộng đồng Hồi giáo Chăm mang ý nghĩa rất đặc biệt. Trong tháng, các tín đồ Hồi giáo từ 15 tuổi trở lên đều nhịn ăn, nhịn uống ban ngày để đo lường, thẩm định sự đói khát của mình, để yêu thương hơn nữa đối với người nghèo khổ.
Tháng Ramadan còn là tháng để các tín đồ Hồi giáo tự rèn luyện bản thân, tu tâm dưỡng tánh trở thành một tín đồ tốt, một công dân tốt, sống có ích cho xã hội.
Cộng đồng Hồi giáo dân tộc Chăm ở An Giang là một trong số bốn dân tộc lớn Kinh, Hoa, Chăm, Khmer sinh sống hòa đồng, đoàn kết và đã có công rất lớn trong xây dựng, phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn An Giang.
Lãnh đạo, các ngành các cấp tỉnh An Giang đã quan tâm chăm lo tốt đời sống cho đồng bào như giúp vốn, kỹ thuật, hỗ trợ điều kiện học tập, tạo điều kiện phát triển kinh tế gia đình nâng cao đời sống cho đồng bào...
Cộng đồng Chăm An Giang được hình thành từ hơn 200 năm nay, theo đạo Islam, hiện có trên 3.000 hộ với gần 14.800 nhân khẩu, chiếm 0,66% dân số toàn tỉnh, sinh sống tập trung tại 9 xã Khánh Bình, Nhơn Hội, Quốc Thái, Vĩnh Trường, Đa Phước (An Phú), Khánh Hòa (Châu Phú), Vĩnh Hanh (Châu Thành), Châu Phong (thị xã Tân Châu) và phường Mỹ Long (thành phố Long Xuyên), sinh hoạt tại 12 Thánh đường và 15 tiểu Thánh đường.
Cộng đồng Hồi giáo dân tộc Chăm sinh sống chủ yếu bằng mua bán, dệt lụa thổ cẩm truyền thống, chăn nuôi gia súc và sản xuất nông nghiệp./.
Thu Trang (TTXVN)