Ông Quick cho rằng chính sách thương mại trong công nghiệp hiện không còngiữ vai trò quá quan trọng.
Trong khi chưa có tia hy vọng thực sự nào cho Vòng đàm phán thương mạitoàn cầu Doha do Tổ chức thương mại thế giới khởi xướng, ngành hóa chất nêntránh mức thuế nhập khẩu cao bằng cách tiếp cận và đầu tư vào các thị trườngTrung Quốc, Brazil và Ấn Độ đang phát triển bùng nổ.
Theo ông, nếu thị phần tại châu Á tăng lên, ngành hóa chất châu Âu có thểđầu tư vào ngành hóa chất châu Á hoặc xuất khẩu sang châu Á.
Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil có nhu cầu khá lớn về hóa chất sử dụng trongcác lĩnh vực từ chế tạo đến nông nghiệp, mỹ phẩm và xây dựng. Từ năm 2005 đếnnăm 2010, tiêu thụ hóa chất của Trung Quốc đã tăng trên 23%/năm, trong khi nhucầu của Brazil tăng 14%/năm và Ấn Độ tăng 12,3%.
Trong cùng giai đoạn này, nhu cầu hóa chất của Đức tăng 4,2%/năm, trongkhi nhu cầu của Pháp và Anh giảm.
Tỷ trọng doanh số bán hóa chất tại thị trường châu Âu trên tổng doanh sốbán hóa chất của thế giới giảm trên 1/5 xuống 23% trong thời gian từ năm 2000đến năm 2010, trong khi doanh số bán tại thị trường châu Á tăng trên 1/3 lênchiếm hơn 45% doanh số bán hóa chất của thế giới.
Bên cạnh đó, mặc dù ngành hóa chất không thúc đẩy thỏa thuận thương mạitoàn cầu, nhưng theo ông Quick, các rào cản thương mại thế giới có thể giảm dầnnếu EU và Mỹ hợp tác./.