Thời tiết nắng nóng gay gắt vào những ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5 nên cua đồng - một loại thủy sản thường được dùng để chế biến thành những món ăn dân dã, truyền thống trong ngày hè đang là mặt hàng thực phẩm bán rất chạy trên thị trường Hà Nội.
Khá nhiều hộ chuyên nuôi cua ở các huyện ngoại thành Hà Nội như Ứng Hòa, Quốc Oai rất phấn khởi khi nó đang mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 4-5 lần so với trồng lúa hoặc nuôi thả một số loại thủy sản khác.
Theo các hộ nuôi cua ở xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa, mới ở thời điểm đầu hè nhưng khá nhiều thương lái đã tìm về các ruộng nuôi cua đặt hàng, tìm mua với số lượng lớn để cung cấp chợ dân sinh trong khu vực nội thành.
Mấy hôm nay, Hà Nội nắng nóng, lại trùng với dịp nghỉ lễ nên lượng cua được thương lái thu mua càng tăng; giá thu mua cũng tăng khoảng 10.000-20.000 đồng/kg cua so với thời điểm một tháng trước.
Còn tại các chợ ở khu vực nội thành, trong khi các hàng bán thịt lợn, gà khá vắng khách do trời nắng nóng thì những hàng bán cua, thủy sản tươi sống lại khá đắt khách.
Chị Hương, chủ một hàng cua xay sẵn tại chợ Thanh Xuân Bắc cho biết vài ngày nay, mỗi ngày chị bán được hơn 10kg cua xay với giá 140.000-160.000 đồng/kg. Hàng không đủ bán nên chị phải gọi điện thoại để nhờ bạn hàng đi thu gom thêm từ một số chợ ngoại thành.
Theo anh Hoàng Lộc ở xã Hoà Lâm, huyện Ứng Hòa, nuôi cua không khó, chi phí đầu tư cũng rất thấp bởi có thể tận dụng ốc bươu vàng, cá, cám gạo làm nguồn thức ăn cho cua.
Muốn cho cua phát triển tốt, nên thay nước thường xuyên và nên làm bờ bao, che chắn quanh ruộng đề phòng mùa mưa bão, nước lên cao, cua sẽ không bị thất thoát.
Vì vậy, để có cua bán trong dịp hè, người nuôi phải thả nuôi từ đầu năm và thu hoạch dần kết hợp với thả bù để đảm bảo có cua bán ra thị trường thường xuyên.
Trung tâm Khuyến nông thành phố Hà Nội cho biết trước tình trạng nguồn lợi thủy sản nội đồng, trong đó có cua đồng đang ngày càng khan hiếm, nông dân ở các huyện ngoại thành chuyển từ khai thác tự nhiên sang nuôi thả cua theo hình thức thâm canh tại các khu ruộng trũng là hướng chăn nuôi hiệu quả, góp phần đa dạng hoá các sản phẩm thủy sản cung ứng cho thị trường.
Tuy nhiên, để tránh thiệt hại khi nuôi thả cua trong mùa hè, các cán bộ khuyến nông cũng khuyến cáo nông dân không nên thả cua với mật độ quá cao, nên cho cua ăn vào lúc chiều muộn, trời mát và thường xuyên tiến hành thay nước thường xuyên trong ao, ruộng nuôi để tránh cua bị dịch bệnh.
Khi cua được ba tháng, người nuôi có thể bắt đầu tiến hành thu hoạch tỉa dần, tránh tình trạng thu hoạch ồ ạt, hiệu quả kinh tế đạt được sẽ không cao/.
Khá nhiều hộ chuyên nuôi cua ở các huyện ngoại thành Hà Nội như Ứng Hòa, Quốc Oai rất phấn khởi khi nó đang mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 4-5 lần so với trồng lúa hoặc nuôi thả một số loại thủy sản khác.
Theo các hộ nuôi cua ở xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa, mới ở thời điểm đầu hè nhưng khá nhiều thương lái đã tìm về các ruộng nuôi cua đặt hàng, tìm mua với số lượng lớn để cung cấp chợ dân sinh trong khu vực nội thành.
Mấy hôm nay, Hà Nội nắng nóng, lại trùng với dịp nghỉ lễ nên lượng cua được thương lái thu mua càng tăng; giá thu mua cũng tăng khoảng 10.000-20.000 đồng/kg cua so với thời điểm một tháng trước.
Còn tại các chợ ở khu vực nội thành, trong khi các hàng bán thịt lợn, gà khá vắng khách do trời nắng nóng thì những hàng bán cua, thủy sản tươi sống lại khá đắt khách.
Chị Hương, chủ một hàng cua xay sẵn tại chợ Thanh Xuân Bắc cho biết vài ngày nay, mỗi ngày chị bán được hơn 10kg cua xay với giá 140.000-160.000 đồng/kg. Hàng không đủ bán nên chị phải gọi điện thoại để nhờ bạn hàng đi thu gom thêm từ một số chợ ngoại thành.
Theo anh Hoàng Lộc ở xã Hoà Lâm, huyện Ứng Hòa, nuôi cua không khó, chi phí đầu tư cũng rất thấp bởi có thể tận dụng ốc bươu vàng, cá, cám gạo làm nguồn thức ăn cho cua.
Muốn cho cua phát triển tốt, nên thay nước thường xuyên và nên làm bờ bao, che chắn quanh ruộng đề phòng mùa mưa bão, nước lên cao, cua sẽ không bị thất thoát.
Vì vậy, để có cua bán trong dịp hè, người nuôi phải thả nuôi từ đầu năm và thu hoạch dần kết hợp với thả bù để đảm bảo có cua bán ra thị trường thường xuyên.
Trung tâm Khuyến nông thành phố Hà Nội cho biết trước tình trạng nguồn lợi thủy sản nội đồng, trong đó có cua đồng đang ngày càng khan hiếm, nông dân ở các huyện ngoại thành chuyển từ khai thác tự nhiên sang nuôi thả cua theo hình thức thâm canh tại các khu ruộng trũng là hướng chăn nuôi hiệu quả, góp phần đa dạng hoá các sản phẩm thủy sản cung ứng cho thị trường.
Tuy nhiên, để tránh thiệt hại khi nuôi thả cua trong mùa hè, các cán bộ khuyến nông cũng khuyến cáo nông dân không nên thả cua với mật độ quá cao, nên cho cua ăn vào lúc chiều muộn, trời mát và thường xuyên tiến hành thay nước thường xuyên trong ao, ruộng nuôi để tránh cua bị dịch bệnh.
Khi cua được ba tháng, người nuôi có thể bắt đầu tiến hành thu hoạch tỉa dần, tránh tình trạng thu hoạch ồ ạt, hiệu quả kinh tế đạt được sẽ không cao/.
Thanh Trà (TTXVN)