Tuy mới bước vào vụ sản xuất đường niên vụ mía 2010-2011 nhưng hiện nay tại vùng mía nguyên liệu thuộc ba huyện Trà Cú, Tiểu Cần và Duyên Hải (Trà Vinh), “cuộc chiến” tranh mua mía nguyên liệu giữa thương lái và nhà máy đường Trà Vinh vẫn đang diễn ra.
Tuy đặt tại trung tâm vùng mía nguyên liệu (xã Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú) nhưng hiện nay nhà máy đường Trà Vinh có công suất chế biến 2.500 tấn mía cây/ngày đang gặp nhiều bất lợi.
Ông Nguyễn Thái Hòa, Phó Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn mía đường Trà Vinh cho biết niên vụ mía 2010-2011 công ty đã thực hiện đầu tư phát triển vùng mía nguyên liệu gần 4.000ha tại ba huyện Trà Cú, Tiểu Cần và Duyên Hải, với tổng nguồn vốn gần 30 tỷ đồng.
Theo đó, đối với diện tích mía trồng mới, công ty đầu tư 17 triệu/ha và 9 triệu đồng/ha diện tích mía lưu gốc; giá trị đầu tư được tính lãi suất theo ngân hàng ở thời điểm đầu tư. Khi đến kỳ thu hoạch, công ty sẽ thu hồi lại vốn bằng sản phẩm theo giá thị trường; nếu trường hợp gặp rủi ro giá xuống thấp công ty vẫn đảm bảo mua giá tối thiểu 600.000 đồng/tấn loại mía sạch. Ngoài ra, công ty còn đầu tư không hoàn lại 1,2 triệu đồng/ha cho các hộ mới chuyển đổi sang trồng mía.
Tuy vậy, vào khoảng tháng 8, tháng 9/2010 trong khi nhà máy đường Trà Vinh chưa đi vào hoạt động, mía chưa đến kỳ thu hoạch, đang ở trong giai đọan khoảng 5-6 tháng tuổi thì đã có nhiều thương lái “đổ xô” về vùng mía nguyên liệu thuộc ba huyện trên để mua mía non của nông dân hoặc đặt cọc mua mía nguyên liệu khi đến kỳ thu hoạch với giá từ 700-800 đồng/kg (tùy loại giống), tăng khoảng 200-300 đồng/kg so cùng thời điểm niên vụ mía trước.
Đến nay họ tiếp tục đẩy giá lên 1.150-1.200 đồng/kg, cao hơn nhà máy đường Trà Vinh mua khoảng 100-150 đồng/kg, để bán lại cho nhà máy đường Ấn Độ đặt tại tỉnh Long An. Thậm chí có một số hộ trồng mía được công ty đầu tư và ký cam kết bán mía nguyên cho nhà máy nhưng nay lại quay sang bán mía cho thương lái.
Như vậy, nếu muốn có đủ nguồn nguyên liệu, các nhà máy buộc phải chạy theo thương lái, đẩy giá mua lên…
Niên vụ mía 2010-2011, Trà Vinh trồng được khoảng 6.300ha mía, vượt 300ha so với kế hoạch; tập trung chủ yếu ở huyện Trà Cú, Tiểu Cần và Duyên Hải.
Tuy nhiên nếu không có người “nhạc trưởng” đứng ra can thiệp kịp thời, “cuộc chiến” mía nguyên liệu giữa thương lái và các nhà máy đường còn tiếp tục diễn ra ngày một gay gắt; sự thua thiệt sẽ thuộc về các nhà máy đường khi thương lái nắm trong tay phần lớn diện tích mía./.
Tuy đặt tại trung tâm vùng mía nguyên liệu (xã Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú) nhưng hiện nay nhà máy đường Trà Vinh có công suất chế biến 2.500 tấn mía cây/ngày đang gặp nhiều bất lợi.
Ông Nguyễn Thái Hòa, Phó Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn mía đường Trà Vinh cho biết niên vụ mía 2010-2011 công ty đã thực hiện đầu tư phát triển vùng mía nguyên liệu gần 4.000ha tại ba huyện Trà Cú, Tiểu Cần và Duyên Hải, với tổng nguồn vốn gần 30 tỷ đồng.
Theo đó, đối với diện tích mía trồng mới, công ty đầu tư 17 triệu/ha và 9 triệu đồng/ha diện tích mía lưu gốc; giá trị đầu tư được tính lãi suất theo ngân hàng ở thời điểm đầu tư. Khi đến kỳ thu hoạch, công ty sẽ thu hồi lại vốn bằng sản phẩm theo giá thị trường; nếu trường hợp gặp rủi ro giá xuống thấp công ty vẫn đảm bảo mua giá tối thiểu 600.000 đồng/tấn loại mía sạch. Ngoài ra, công ty còn đầu tư không hoàn lại 1,2 triệu đồng/ha cho các hộ mới chuyển đổi sang trồng mía.
Tuy vậy, vào khoảng tháng 8, tháng 9/2010 trong khi nhà máy đường Trà Vinh chưa đi vào hoạt động, mía chưa đến kỳ thu hoạch, đang ở trong giai đọan khoảng 5-6 tháng tuổi thì đã có nhiều thương lái “đổ xô” về vùng mía nguyên liệu thuộc ba huyện trên để mua mía non của nông dân hoặc đặt cọc mua mía nguyên liệu khi đến kỳ thu hoạch với giá từ 700-800 đồng/kg (tùy loại giống), tăng khoảng 200-300 đồng/kg so cùng thời điểm niên vụ mía trước.
Đến nay họ tiếp tục đẩy giá lên 1.150-1.200 đồng/kg, cao hơn nhà máy đường Trà Vinh mua khoảng 100-150 đồng/kg, để bán lại cho nhà máy đường Ấn Độ đặt tại tỉnh Long An. Thậm chí có một số hộ trồng mía được công ty đầu tư và ký cam kết bán mía nguyên cho nhà máy nhưng nay lại quay sang bán mía cho thương lái.
Như vậy, nếu muốn có đủ nguồn nguyên liệu, các nhà máy buộc phải chạy theo thương lái, đẩy giá mua lên…
Niên vụ mía 2010-2011, Trà Vinh trồng được khoảng 6.300ha mía, vượt 300ha so với kế hoạch; tập trung chủ yếu ở huyện Trà Cú, Tiểu Cần và Duyên Hải.
Tuy nhiên nếu không có người “nhạc trưởng” đứng ra can thiệp kịp thời, “cuộc chiến” mía nguyên liệu giữa thương lái và các nhà máy đường còn tiếp tục diễn ra ngày một gay gắt; sự thua thiệt sẽ thuộc về các nhà máy đường khi thương lái nắm trong tay phần lớn diện tích mía./.
Huy Hoàng (TTXVN/Vietnam+)