Đợt mưa lũ xảy ra từ ngày 13/10 đến nay tại các tỉnh miền Trung đã làm chết 36 người, trong đó Nghệ An 13 người; Hà Tĩnh 16 người; Quảng Bình 7 người.
Theo thống kê sơ bộ, tổng số nhà cửa bị ngập 199.998 nhà (Nghệ An 30.700 nhà; Hà Tĩnh 115.378 nhà; Quảng Bình 53.920 nhà). Diện tích bị ngập úng trên 8.000ha lúa, hơn 38.000ha hoa màu, gần 40.000 tấn lương thực và thóc giống bị hư hại hoặc bị lũ cuốn trôi; chết và mất tích 76.000 con gia súc, gia cầm; diện tích nuôi trồng thủy sản bị ngập trên 7.000ha; giao thông bị đất đá bồi lấp, sạt lở, trôi 300.000m3.
Ngày 19/10, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên-Huế vẫn có mưa, riêng các tỉnh từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh có mưa vừa, có nơi mưa to.
Lũ trên các sông ở Nghệ An tiếp tục lên; các sông ở Hà Tĩnh tiếp tục dao động ở mức cao, sông Kiến Giang (Quảng Bình) xuống chậm. Chiều nay (19/10), mực nước sông Cả tại Nam Đàn có khả năng ở mức 7,65m, dưới báo động ba 0,25m; sông Ngàn Sâu tại Chu Lễ ở mức 14,2m, trên báo động ba 0,7m...
Quảng Bình còn 25 xã/28.740 hộ bị ngập, hiện nước đang rút dần. Nghệ An tổng số 113 xã/30.700 hộ bị ngập (tăng 92 xã so với báo cáo nhanh ngày 17/10), có 35 xã bị ngập sâu và chia cắt (tăng 26 xã).
Bộ Giao thông vận tải cho biết, hiện nay Quốc lộ 1A còn bốn vị trí bị ngập sâu 0,5-0,8m thuộc tỉnh Hà Tĩnh; Quốc lộ 7 còn một vị trí bị ngập sâu 0,5m, thuộc huyện Yên Thành tỉnh Nghệ An; Quốc lộ 8 còn một vị trí bị ngập 0,8-1m thuộc huyện Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh.
Tuyến đường sắt Bắc Nam còn một vị trí bị sâu 1-1,2m từ ga Đức Lạc (Nghệ An) đến ga Hương Phố (Hà Tĩnh). Có 4.480 hành khách bị mắc kẹt đã được chuyển tải bằng ôtô. Các hồ chứa hiện vẫn an toàn.
Ngoài việc ra lời kêu gọi vận động toàn dân ủng hộ đồng bào miền Trung khắc phục hậu quả do hai trận lũ, lụt lịch sử vừa gây nên, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp tổ chức triển khai tháng nhắn tin ủng hộ đồng bào miền Trung khắc phục lũ lụt qua Cổng thông tin điện tử nhân đạo Quốc gia 1400.
Hiệp Hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ Quốc tế (IFRC) cũng đã ra lời kêu gọi khẩn cấp nhằm huy động hơn một triệu USD để hỗ trợ nạn nhân lũ lụt ở miền Trung. Hội sẽ nỗ lực tối đa để huy động sự giúp đỡ trong nước, trước mắt đã trợ giúp cho 12.000 hộ gia đình bị thiệt hại nặng.
Từ ngày 10/10 đến nay, tỉnh Quảng Trị đã chỉ đạo các địa phương tiếp nhận và phân phối tiền, hàng cứu trợ của các tỉnh thành, cơ quan đơn vị trong cả nước giúp địa phương khắc phục hậu quả mưa lũ. Ngoài số lương thực và tiền Trung ương hỗ trợ, nhiều tỉnh thành, cơ quan đơn vị trong cả nước đã đến thăm và hỗ trợ tổng cộng hơn 6,5 tỷ đồng.
Tổng Công ty Becamex, Tổng công ty Thanh Lễ và hệ thống siêu thị Vinatex tại Bình Dương phối hợp với Ủy ban mặt trận Tổ quốc VN tỉnh tổ chức đưa 3.000 phần quá trị giá 1,7 tỷ đồng cứu trợ trực tiếp đến một số các xã tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình và Hà Tĩnh. Các phần quà là nhu yếu phẩm gồm gạo, chăn màn, thuốc men, đường, sữa…
Trước đó, Ban Cứu trợ tỉnh Bình Dương đã thống nhất kế hoạch thực hiện đợt cứu trợ đồng bào các tỉnh miền Trung bị lũ lụt. Tại cuộc họp, Ban Cứu trợ tỉnh đã quyết định gửi giúp bốn tỉnh bị thiệt hại nặng nhất số tiền bước đầu là hai tỷ đồng, trong đó tỉnh Quảng Bình 1 tỷ đồng, Hà Tĩnh 400 triệu đồng, Nghệ An 300 triệu đồng và Quảng Trị 300 triệu đồng.
Các địa phương đã cử nhiều đoàn công tác trực tiếp xuống các địa bàn trọng điểm phối hợp cùng địa phương để chỉ đạo ứng phó với mưa lũ, đặc biệt là công tác sơ tán dân ra khỏi vùng bị ngập nặng, vùng có nguy cơ xảy ra ngập lụt, tổ chức huy động và cứu trợ mì tôm, nước uống cho nhân dân vùng ngập lũ. Điều động phương tiện, lực lượng tại địa phương để phục vụ công tác chỉ đạo, đối phó với mưa, lũ; bố trí lực lượng xung kích ứng trực tại các hồ đập xung yếu để xử lý sự cố, chỉ đạo thực hiện tiêu úng.
Các tỉnh từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa tổ chức theo dõi diễn biến bão Megi, kiểm đếm tàu thuyền hoạt động trên biển. Hiện sơ tán được 33.691 hộ/142.612 người vùng ngập lũ đến nơi an toàn. Lực lượng Bộ đội Biên phòng phối hợp với các địa phương, ngành thủy sản và gia đình chủ tàu thống kê, thông báo, kêu gọi, hướng dẫn cho 60.551 tầu/233.149 lao động biết vị trí diễn biến của bão số 6 để chủ động vào bờ.
Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương yêu cầu các tỉnh miền Trung tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình mưa, lũ, bão để kịp thời có biện pháp đối phó; tổ chức khắc phục hậu quả mưa, lũ, đồng thời triển khai các biện pháp phòng chống bão hiệu quả.
Đặc biệt, phải theo dõi chặt chẽ diễn biến của cung trượt mái đê phía sông từ K78+400 - K78+450 đê tả Lam tỉnh Nghệ An để có biện pháp xử lý kịp thời, đảm bảo tuyệt đối an toàn hệ thống đê điều./.
Theo thống kê sơ bộ, tổng số nhà cửa bị ngập 199.998 nhà (Nghệ An 30.700 nhà; Hà Tĩnh 115.378 nhà; Quảng Bình 53.920 nhà). Diện tích bị ngập úng trên 8.000ha lúa, hơn 38.000ha hoa màu, gần 40.000 tấn lương thực và thóc giống bị hư hại hoặc bị lũ cuốn trôi; chết và mất tích 76.000 con gia súc, gia cầm; diện tích nuôi trồng thủy sản bị ngập trên 7.000ha; giao thông bị đất đá bồi lấp, sạt lở, trôi 300.000m3.
Ngày 19/10, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên-Huế vẫn có mưa, riêng các tỉnh từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh có mưa vừa, có nơi mưa to.
Lũ trên các sông ở Nghệ An tiếp tục lên; các sông ở Hà Tĩnh tiếp tục dao động ở mức cao, sông Kiến Giang (Quảng Bình) xuống chậm. Chiều nay (19/10), mực nước sông Cả tại Nam Đàn có khả năng ở mức 7,65m, dưới báo động ba 0,25m; sông Ngàn Sâu tại Chu Lễ ở mức 14,2m, trên báo động ba 0,7m...
Quảng Bình còn 25 xã/28.740 hộ bị ngập, hiện nước đang rút dần. Nghệ An tổng số 113 xã/30.700 hộ bị ngập (tăng 92 xã so với báo cáo nhanh ngày 17/10), có 35 xã bị ngập sâu và chia cắt (tăng 26 xã).
Bộ Giao thông vận tải cho biết, hiện nay Quốc lộ 1A còn bốn vị trí bị ngập sâu 0,5-0,8m thuộc tỉnh Hà Tĩnh; Quốc lộ 7 còn một vị trí bị ngập sâu 0,5m, thuộc huyện Yên Thành tỉnh Nghệ An; Quốc lộ 8 còn một vị trí bị ngập 0,8-1m thuộc huyện Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh.
Tuyến đường sắt Bắc Nam còn một vị trí bị sâu 1-1,2m từ ga Đức Lạc (Nghệ An) đến ga Hương Phố (Hà Tĩnh). Có 4.480 hành khách bị mắc kẹt đã được chuyển tải bằng ôtô. Các hồ chứa hiện vẫn an toàn.
Ngoài việc ra lời kêu gọi vận động toàn dân ủng hộ đồng bào miền Trung khắc phục hậu quả do hai trận lũ, lụt lịch sử vừa gây nên, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp tổ chức triển khai tháng nhắn tin ủng hộ đồng bào miền Trung khắc phục lũ lụt qua Cổng thông tin điện tử nhân đạo Quốc gia 1400.
Hiệp Hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ Quốc tế (IFRC) cũng đã ra lời kêu gọi khẩn cấp nhằm huy động hơn một triệu USD để hỗ trợ nạn nhân lũ lụt ở miền Trung. Hội sẽ nỗ lực tối đa để huy động sự giúp đỡ trong nước, trước mắt đã trợ giúp cho 12.000 hộ gia đình bị thiệt hại nặng.
Từ ngày 10/10 đến nay, tỉnh Quảng Trị đã chỉ đạo các địa phương tiếp nhận và phân phối tiền, hàng cứu trợ của các tỉnh thành, cơ quan đơn vị trong cả nước giúp địa phương khắc phục hậu quả mưa lũ. Ngoài số lương thực và tiền Trung ương hỗ trợ, nhiều tỉnh thành, cơ quan đơn vị trong cả nước đã đến thăm và hỗ trợ tổng cộng hơn 6,5 tỷ đồng.
Tổng Công ty Becamex, Tổng công ty Thanh Lễ và hệ thống siêu thị Vinatex tại Bình Dương phối hợp với Ủy ban mặt trận Tổ quốc VN tỉnh tổ chức đưa 3.000 phần quá trị giá 1,7 tỷ đồng cứu trợ trực tiếp đến một số các xã tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình và Hà Tĩnh. Các phần quà là nhu yếu phẩm gồm gạo, chăn màn, thuốc men, đường, sữa…
Trước đó, Ban Cứu trợ tỉnh Bình Dương đã thống nhất kế hoạch thực hiện đợt cứu trợ đồng bào các tỉnh miền Trung bị lũ lụt. Tại cuộc họp, Ban Cứu trợ tỉnh đã quyết định gửi giúp bốn tỉnh bị thiệt hại nặng nhất số tiền bước đầu là hai tỷ đồng, trong đó tỉnh Quảng Bình 1 tỷ đồng, Hà Tĩnh 400 triệu đồng, Nghệ An 300 triệu đồng và Quảng Trị 300 triệu đồng.
Các địa phương đã cử nhiều đoàn công tác trực tiếp xuống các địa bàn trọng điểm phối hợp cùng địa phương để chỉ đạo ứng phó với mưa lũ, đặc biệt là công tác sơ tán dân ra khỏi vùng bị ngập nặng, vùng có nguy cơ xảy ra ngập lụt, tổ chức huy động và cứu trợ mì tôm, nước uống cho nhân dân vùng ngập lũ. Điều động phương tiện, lực lượng tại địa phương để phục vụ công tác chỉ đạo, đối phó với mưa, lũ; bố trí lực lượng xung kích ứng trực tại các hồ đập xung yếu để xử lý sự cố, chỉ đạo thực hiện tiêu úng.
Các tỉnh từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa tổ chức theo dõi diễn biến bão Megi, kiểm đếm tàu thuyền hoạt động trên biển. Hiện sơ tán được 33.691 hộ/142.612 người vùng ngập lũ đến nơi an toàn. Lực lượng Bộ đội Biên phòng phối hợp với các địa phương, ngành thủy sản và gia đình chủ tàu thống kê, thông báo, kêu gọi, hướng dẫn cho 60.551 tầu/233.149 lao động biết vị trí diễn biến của bão số 6 để chủ động vào bờ.
Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương yêu cầu các tỉnh miền Trung tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình mưa, lũ, bão để kịp thời có biện pháp đối phó; tổ chức khắc phục hậu quả mưa, lũ, đồng thời triển khai các biện pháp phòng chống bão hiệu quả.
Đặc biệt, phải theo dõi chặt chẽ diễn biến của cung trượt mái đê phía sông từ K78+400 - K78+450 đê tả Lam tỉnh Nghệ An để có biện pháp xử lý kịp thời, đảm bảo tuyệt đối an toàn hệ thống đê điều./.
Văn Hào (TTXVN/Vietnam+)