Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, cả nước hiện nay đã cơ bản khống chế được dịch bệnh gia súc gia cầm.
Tính đến ngày 15/5, chỉ còn 5 tỉnh có dịch lở mồm long móng chưa qua 21 ngày gồm Lạng Sơn, Bắc Kạn, Hà Giang, Đắk Lắk và Quảng Ninh.
Dịch lợn tai xanh cũng chỉ còn 5 tỉnh chưa qua 21 ngày gồm Nghệ An, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Thái Bình và Bắc Ninh.
Đáng chú ý là dịch cúm gia cầm chỉ còn xuất hiện ở 3 tỉnh gồm Quảng Ngãi, Vĩnh Long và Lạng Sơn nhưng tại các tỉnh có dịch vẫn xuất hiện thêm ổ dịch mới. Cụ thể, ngày 14/5, tại Vĩnh Long đã phát hiện thêm ổ dịch cúm gia cầm tại xã Bình Minh, huyện Tam Bình làm 450 con vịt mắc bệnh trong tổng đàn 650 con vịt 45 ngày tuổi.
Chi cục Thú y tỉnh Vĩnh Long đã tiến hành tiêu hủy toàn bộ đàn vịt đồng thời thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định, không để dịch lây lan.
Cục Thú y nhấn mạnh, tuy dịch bệnh gia súc, gia cầm trên cả nước cơ bản được khống chế nhưng các địa phương không được lơ là, chủ quan mà phải tiếp tục chú trọng công tác phòng chống dịch.
Đặc biệt là thời gian dịch bệnh được khống chế vẫn phải đảm bảo tiêm phòng, đúng và đủ liều cho gia súc, gia cầm để tránh bùng phát dịch, vì nguy cơ dịch bệnh tiềm ẩn tại các địa phương là rất lớn./.
Tính đến ngày 15/5, chỉ còn 5 tỉnh có dịch lở mồm long móng chưa qua 21 ngày gồm Lạng Sơn, Bắc Kạn, Hà Giang, Đắk Lắk và Quảng Ninh.
Dịch lợn tai xanh cũng chỉ còn 5 tỉnh chưa qua 21 ngày gồm Nghệ An, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Thái Bình và Bắc Ninh.
Đáng chú ý là dịch cúm gia cầm chỉ còn xuất hiện ở 3 tỉnh gồm Quảng Ngãi, Vĩnh Long và Lạng Sơn nhưng tại các tỉnh có dịch vẫn xuất hiện thêm ổ dịch mới. Cụ thể, ngày 14/5, tại Vĩnh Long đã phát hiện thêm ổ dịch cúm gia cầm tại xã Bình Minh, huyện Tam Bình làm 450 con vịt mắc bệnh trong tổng đàn 650 con vịt 45 ngày tuổi.
Chi cục Thú y tỉnh Vĩnh Long đã tiến hành tiêu hủy toàn bộ đàn vịt đồng thời thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định, không để dịch lây lan.
Cục Thú y nhấn mạnh, tuy dịch bệnh gia súc, gia cầm trên cả nước cơ bản được khống chế nhưng các địa phương không được lơ là, chủ quan mà phải tiếp tục chú trọng công tác phòng chống dịch.
Đặc biệt là thời gian dịch bệnh được khống chế vẫn phải đảm bảo tiêm phòng, đúng và đủ liều cho gia súc, gia cầm để tránh bùng phát dịch, vì nguy cơ dịch bệnh tiềm ẩn tại các địa phương là rất lớn./.
Thu Hà (TTXVN/Vietnam+)