Ngày 11/6, vòng đàm phán thứ hai của Liên hợp quốc trong năm nay về chống biến đổi khí hậu, tổ chức tại Bonn, Đức đã kết thúc trong bầu không khí nặng nề và căng thẳng.
Các nước phát triển và đang phát triển đều chỉ trích mạnh mẽ một văn bản dự thảo trình hội nghị, được xem là cơ sở để đi đến thỏa thuận pháp lý thay thế Nghị định thư Kyoto tại Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc ở Cancun, Mexico, sẽ tổ chức vào cuối năm nay.
Trong hai tuần họp, các nhà đàm phán đã cố gắng làm sống lại những nỗ lực nhằm đi đến một thỏa thuận pháp lý chống biến đổi khí hậu toàn cầu sau thỏa thuận chính trị gây thất vọng tại Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc ở Copenhagen, Đan Mạch, hồi cuối năm ngoái.
Người chủ trì vòng đàm phán, bà Margaret Mukahanana-Sangarwe giới thiệu một văn bản, đề cập tất cả các khía cạnh liên quan đến cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Văn bản này là sự thỏa hiệp nhằm hàn gắn những bất đồng giữa các nước giàu và nước nghèo, làm cơ sở cho các cuộc đàm phán kế tiếp. Theo đề xuất mới, các nước công nghiệp phải cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính làm Trái Đất nóng lên ở mức 25 đến 40% vào năm 2020, nhưng không đưa ra mốc thời gian so sánh.
Các đại biểu đến từ Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Pakistan và Bolivia đều bác bỏ văn bản trên. Phát biểu với báo giới sau hội nghị, một nhà đàm phán hàng đầu của Trung Quốc cho rằng văn bản này về cơ bản "đã đi trệch" Lộ trình Bali và đe dọa nghiêm trọng Nghị định thư Kyoto về chống biến đổi khí hậu.
Trong khi đó, Đại sứ Bolivia tại Liên hợp quốc Paplo Solon khẳng định văn bản này chỉ có lợi cho các nước phát triển, vì thế không thể là cơ sở cho các cuộc đàm phán tiếp theo.
Theo ông, các nước nghèo cho rằng văn bản mới được soạn thảo nhưng không tham khảo Nghị định thư Kyoto. Các nhóm môi trường cũng phê phán văn bản mới "không khác mấy" so với Hiệp ước Copenhagen.
Tuy nhiên, Thư ký điều hành Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCC) Yvo de Boer khẳng định, vòng đàm phán thứ hai này đã đạt tiến bộ quan trọng là tạo cơ hội để đi đến thỏa thuận mới về chống biến đổi khí hậu.
Ông đặc biệt nhấn mạnh việc các nước đã gần đi đến thỏa hiệp về những vấn đề mang tính kỹ thuật như tài trợ, thích nghi và chuyển giao công nghệ chống biến đổi khí hậu, cũng như cuộc chiến chống nạn phá rừng.
Mặc dù vậy, ông cũng thừa nhận còn nhiều việc phải làm để thực hiện các mục tiêu cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Bà Christiana Figueres, người sẽ thay thế ông Yvo de Boer từ ngày 1/7 tới, xác nhận các bên tham gia đã thảo luận trên tinh thần tôn trọng và xây dựng lòng tin lẫn nhau.
Vòng đàm phán thứ hai thu hút sự tham gia của hơn 5.500 đại biểu đến từ 185 quốc gia cùng các đại diện của nhiều tổ chức kinh doanh, công nghiệp và môi trường cũng như các viện nghiên cứu.
Vòng đàm phán thứ nhất, diễn ra ngày 9/4 ở Bonn, cũng kết thúc trong bất đồng, khiến nhiều đại biểu hoài nghi khả năng đạt được bước được đột phá tại Hội nghị Cancun sắp tới./.
Các nước phát triển và đang phát triển đều chỉ trích mạnh mẽ một văn bản dự thảo trình hội nghị, được xem là cơ sở để đi đến thỏa thuận pháp lý thay thế Nghị định thư Kyoto tại Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc ở Cancun, Mexico, sẽ tổ chức vào cuối năm nay.
Trong hai tuần họp, các nhà đàm phán đã cố gắng làm sống lại những nỗ lực nhằm đi đến một thỏa thuận pháp lý chống biến đổi khí hậu toàn cầu sau thỏa thuận chính trị gây thất vọng tại Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc ở Copenhagen, Đan Mạch, hồi cuối năm ngoái.
Người chủ trì vòng đàm phán, bà Margaret Mukahanana-Sangarwe giới thiệu một văn bản, đề cập tất cả các khía cạnh liên quan đến cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Văn bản này là sự thỏa hiệp nhằm hàn gắn những bất đồng giữa các nước giàu và nước nghèo, làm cơ sở cho các cuộc đàm phán kế tiếp. Theo đề xuất mới, các nước công nghiệp phải cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính làm Trái Đất nóng lên ở mức 25 đến 40% vào năm 2020, nhưng không đưa ra mốc thời gian so sánh.
Các đại biểu đến từ Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Pakistan và Bolivia đều bác bỏ văn bản trên. Phát biểu với báo giới sau hội nghị, một nhà đàm phán hàng đầu của Trung Quốc cho rằng văn bản này về cơ bản "đã đi trệch" Lộ trình Bali và đe dọa nghiêm trọng Nghị định thư Kyoto về chống biến đổi khí hậu.
Trong khi đó, Đại sứ Bolivia tại Liên hợp quốc Paplo Solon khẳng định văn bản này chỉ có lợi cho các nước phát triển, vì thế không thể là cơ sở cho các cuộc đàm phán tiếp theo.
Theo ông, các nước nghèo cho rằng văn bản mới được soạn thảo nhưng không tham khảo Nghị định thư Kyoto. Các nhóm môi trường cũng phê phán văn bản mới "không khác mấy" so với Hiệp ước Copenhagen.
Tuy nhiên, Thư ký điều hành Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCC) Yvo de Boer khẳng định, vòng đàm phán thứ hai này đã đạt tiến bộ quan trọng là tạo cơ hội để đi đến thỏa thuận mới về chống biến đổi khí hậu.
Ông đặc biệt nhấn mạnh việc các nước đã gần đi đến thỏa hiệp về những vấn đề mang tính kỹ thuật như tài trợ, thích nghi và chuyển giao công nghệ chống biến đổi khí hậu, cũng như cuộc chiến chống nạn phá rừng.
Mặc dù vậy, ông cũng thừa nhận còn nhiều việc phải làm để thực hiện các mục tiêu cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Bà Christiana Figueres, người sẽ thay thế ông Yvo de Boer từ ngày 1/7 tới, xác nhận các bên tham gia đã thảo luận trên tinh thần tôn trọng và xây dựng lòng tin lẫn nhau.
Vòng đàm phán thứ hai thu hút sự tham gia của hơn 5.500 đại biểu đến từ 185 quốc gia cùng các đại diện của nhiều tổ chức kinh doanh, công nghiệp và môi trường cũng như các viện nghiên cứu.
Vòng đàm phán thứ nhất, diễn ra ngày 9/4 ở Bonn, cũng kết thúc trong bất đồng, khiến nhiều đại biểu hoài nghi khả năng đạt được bước được đột phá tại Hội nghị Cancun sắp tới./.
(TTXVN/Vietnam+)