"Biểu tượng thất truyền" (Nhà xuất bản Hội Nhà văn) là cuốn tiếu thuyết mới nhất của nhà văn Mỹ Dan Brown, tác giả "Mật mã Da Vinci," vừa được ra mắt độc giả Việt Nam.
Từ sự cố ở bản dịch "Mật mã Da Vinci" trước đây (từng bị coi là một “thảm họa dịch thuật”), không ít người băn khoăn về các bản dịch văn chương của Dan Brown. Phóng viên đã có cuộc trò chuyện với dịch giả Nguyễn Xuân Hồng - người chuyển ngữ tác phẩm "Biểu tượng thất truyền."
- Là người yêu thích và đã đọc tất cả các tác phẩm của Dan Brown, anh thấy "Biểu tượng thất truyền" có điểm gì giống với "Thiên thần và ác quỷ" và "Mật mã Da Vinci" trừ nhân vật Robert Langdon?
Nguyễn Xuân Hồng: Cả ba tiểu thuyết đều có môtíp giống nhau, đều diễn ra một cách căng thẳng trong vòng 24 giờ đồng hồ và nhà biểu tượng học Robert Langdon phải đấu trí với những tên tội phạm sừng sỏ nhất, với những kiến thức không chỉ về văn hóa mà cả những tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại nhất.
Tất nhiên, mỗi tác phẩm của Dan Brown đều có phần hư cấu, nhưng đều phải dựa trên những sự nghiên cứu kỹ lưỡng của mình.
Cá nhân tôi thú vị nhất với tác phẩm này. Đó là sự phối kết hoàn hảo giữa hư cấu và thực tế, khoa học và đức tin, mật mã và giải mã.
- Khi "Mật mã Da Vinci" ra mắt tại Việt Nam, rất nhiều người kêu ca rằng khó hiểu, khó đọc, có người đọc cả tháng chưa xong. Còn với tác phẩm "Biểu tượng thất truyền" liệu có khó đọc?
Nguyễn Xuân Hồng: Dan Brown là tác giả rất đặc biệt, kén người đọc và rất khó đọc. Người đọc tác phẩm của ông phải có một năng lực nhất định về các tri thức nói chung và phải có sự say mê và kiên nhẫn.
Tác phẩm của Dan Brown không thể đọc nhanh được, nên nhiều người không thích. Lớp trẻ đọc để hiểu và biết cốt truyện như thế nào chắc sẽ thất vọng và phát hoảng về những tri thức cũng như quan sát các ma trận mà Dan Brown đưa ra...
- Vậy anh gặp trở ngại gì trong quá trình chuyển ngữ để có bản dịch tốt nhất đến với độc giả Việt Nam?
Nguyễn Xuân Hồng: Thú thực, tôi đã rất băn khoăn khi nhận bản dịch này vì tác giả quá lớn. Tác phẩm của ông có khối lượng kiến thức cực kỳ đồ sộ và có những cái rất khó tiếp cận.
Chưa kể những kiến thức trong tác phẩm còn quá mới với độc giả Việt Nam và thậm chí có những đề tài còn đang gây tranh cãi. Nhưng tôi đã quyết tâm dịch và chịu một áp lực rất lớn về thời gian...
Bản thân tác giả viết cuốn sách này mất năm năm, còn tôi chỉ có ba tháng phải hoàn thành bản dịch.
Trong quá trình dịch, có nhiều điều tôi cũng không hiểu và phải đi tra cứu. Tôi đã phải bổ sung đến 108 chú thích để làm rõ thêm nội dung cuốn sách.
Còn nhiều cái khó khác như cách chơi chữ của tác giả, tôi chỉ lược dịch theo nghĩa của từ để giữ cách chơi chữ, hy vọng truyền tải được tinh thần của từ chứ không tìm được từ tương đương trong tiếng Việt để dịch ra.
Nhiều thuật ngữ tôi cũng chỉ hy vọng truyền đạt phần nào, chứ không thể đáp ứng được hết đòi hỏi của độc giả.
- Dịch một tác phẩm chứa đựng lượng kiến thức rất lớn của một tác giả phức tạp như thế, với kiến thức và kinh nghiệm dịch thuật của mình, điều anh tâm đắc nhất khi dịch cuốn sách này là gì?
Nguyễn Xuân Hồng: Theo đuổi nghề dịch thuật hơn 10 năm nay, tôi đã có đến 40 đầu sách, nhưng đây là lần đầu tiên tôi dịch tác phẩm của một tác giả ‘’hot’’ nhất thế giới.
Dù chịu áp lực nhưng cũng là niềm vinh dự, nên tôi đã đầu tư tất cả thời gian để tìm hiểu và chủ động sáng tạo.
Thú vị nhất là tôi đã dùng những từ Hán-Việt để diễn đạt cho những thuật ngữ của tác giả, vừa ngắn gọn, vừa hàm súc.
Có nhiều biểu tượng tra tiếng Anh cũng không thấy vì nó quá chuyên môn, nhưng tìm ra một từ Hán-Việt tâm đắc, tôi thấy rất sung sướng, thích thú.
- Số lượng sách phát hành "Biểu tượng thất truyền" lần đầu là 5.000 cuốn, nhưng nhà xuất bản và bên công ty làm sách đối phó như thế nào với vấn nạn in lậu tràn lan hiện nay?
Nguyễn Xuân Hồng: Đây là một bài toán cực kỳ khó khăn, không chỉ với công ty mua bản quyền mà với tất cả các nhà xuất bản, các công ty làm sách hiện nay.
Để hạn chế hoạt động in lậu, cuốn "Biểu tượng thất truyền" được in bìa cứng và khá khó để bắt chước 100%.
- Xin cảm ơn anh./.
Từ sự cố ở bản dịch "Mật mã Da Vinci" trước đây (từng bị coi là một “thảm họa dịch thuật”), không ít người băn khoăn về các bản dịch văn chương của Dan Brown. Phóng viên đã có cuộc trò chuyện với dịch giả Nguyễn Xuân Hồng - người chuyển ngữ tác phẩm "Biểu tượng thất truyền."
- Là người yêu thích và đã đọc tất cả các tác phẩm của Dan Brown, anh thấy "Biểu tượng thất truyền" có điểm gì giống với "Thiên thần và ác quỷ" và "Mật mã Da Vinci" trừ nhân vật Robert Langdon?
Nguyễn Xuân Hồng: Cả ba tiểu thuyết đều có môtíp giống nhau, đều diễn ra một cách căng thẳng trong vòng 24 giờ đồng hồ và nhà biểu tượng học Robert Langdon phải đấu trí với những tên tội phạm sừng sỏ nhất, với những kiến thức không chỉ về văn hóa mà cả những tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại nhất.
Tất nhiên, mỗi tác phẩm của Dan Brown đều có phần hư cấu, nhưng đều phải dựa trên những sự nghiên cứu kỹ lưỡng của mình.
Cá nhân tôi thú vị nhất với tác phẩm này. Đó là sự phối kết hoàn hảo giữa hư cấu và thực tế, khoa học và đức tin, mật mã và giải mã.
- Khi "Mật mã Da Vinci" ra mắt tại Việt Nam, rất nhiều người kêu ca rằng khó hiểu, khó đọc, có người đọc cả tháng chưa xong. Còn với tác phẩm "Biểu tượng thất truyền" liệu có khó đọc?
Nguyễn Xuân Hồng: Dan Brown là tác giả rất đặc biệt, kén người đọc và rất khó đọc. Người đọc tác phẩm của ông phải có một năng lực nhất định về các tri thức nói chung và phải có sự say mê và kiên nhẫn.
Tác phẩm của Dan Brown không thể đọc nhanh được, nên nhiều người không thích. Lớp trẻ đọc để hiểu và biết cốt truyện như thế nào chắc sẽ thất vọng và phát hoảng về những tri thức cũng như quan sát các ma trận mà Dan Brown đưa ra...
- Vậy anh gặp trở ngại gì trong quá trình chuyển ngữ để có bản dịch tốt nhất đến với độc giả Việt Nam?
Nguyễn Xuân Hồng: Thú thực, tôi đã rất băn khoăn khi nhận bản dịch này vì tác giả quá lớn. Tác phẩm của ông có khối lượng kiến thức cực kỳ đồ sộ và có những cái rất khó tiếp cận.
Chưa kể những kiến thức trong tác phẩm còn quá mới với độc giả Việt Nam và thậm chí có những đề tài còn đang gây tranh cãi. Nhưng tôi đã quyết tâm dịch và chịu một áp lực rất lớn về thời gian...
Bản thân tác giả viết cuốn sách này mất năm năm, còn tôi chỉ có ba tháng phải hoàn thành bản dịch.
Trong quá trình dịch, có nhiều điều tôi cũng không hiểu và phải đi tra cứu. Tôi đã phải bổ sung đến 108 chú thích để làm rõ thêm nội dung cuốn sách.
Còn nhiều cái khó khác như cách chơi chữ của tác giả, tôi chỉ lược dịch theo nghĩa của từ để giữ cách chơi chữ, hy vọng truyền tải được tinh thần của từ chứ không tìm được từ tương đương trong tiếng Việt để dịch ra.
Nhiều thuật ngữ tôi cũng chỉ hy vọng truyền đạt phần nào, chứ không thể đáp ứng được hết đòi hỏi của độc giả.
- Dịch một tác phẩm chứa đựng lượng kiến thức rất lớn của một tác giả phức tạp như thế, với kiến thức và kinh nghiệm dịch thuật của mình, điều anh tâm đắc nhất khi dịch cuốn sách này là gì?
Nguyễn Xuân Hồng: Theo đuổi nghề dịch thuật hơn 10 năm nay, tôi đã có đến 40 đầu sách, nhưng đây là lần đầu tiên tôi dịch tác phẩm của một tác giả ‘’hot’’ nhất thế giới.
Dù chịu áp lực nhưng cũng là niềm vinh dự, nên tôi đã đầu tư tất cả thời gian để tìm hiểu và chủ động sáng tạo.
Thú vị nhất là tôi đã dùng những từ Hán-Việt để diễn đạt cho những thuật ngữ của tác giả, vừa ngắn gọn, vừa hàm súc.
Có nhiều biểu tượng tra tiếng Anh cũng không thấy vì nó quá chuyên môn, nhưng tìm ra một từ Hán-Việt tâm đắc, tôi thấy rất sung sướng, thích thú.
- Số lượng sách phát hành "Biểu tượng thất truyền" lần đầu là 5.000 cuốn, nhưng nhà xuất bản và bên công ty làm sách đối phó như thế nào với vấn nạn in lậu tràn lan hiện nay?
Nguyễn Xuân Hồng: Đây là một bài toán cực kỳ khó khăn, không chỉ với công ty mua bản quyền mà với tất cả các nhà xuất bản, các công ty làm sách hiện nay.
Để hạn chế hoạt động in lậu, cuốn "Biểu tượng thất truyền" được in bìa cứng và khá khó để bắt chước 100%.
- Xin cảm ơn anh./.
(TT&VH/Vietnam+)