Đàn ông Australia ngày càng sống tự lập muộn

Số liệu thống kê xã hội học gần đây cho thấy 27% đàn ông ở độ tuổi từ 20 tới 34 tại Australia vẫn phải "ăn bám" vào gia đình.
Số liệu thống kê xã hội học gần đây cho thấy 27% đàn ông ở độ tuổi từ 20 tới 34 tại xứ sở này vẫn phải "ăn bám" vào gia đình, trong khi đó con số phụ nữ cùng độ tuổi chỉ bằng một nửa số trên.

Các bà mẹ Australia hiện đang phải chăm lo cho một thế hệ "các cậu bé trưởng thành" ngày càng nhiều hơn.
 
Nhà nhân khẩu học Bernard Salt cho rằng sự khác biệt có thể được lý giải rằng đa số đàn ông thường lấy vợ trẻ tuổi hơn mình. Nhưng nếu như số đàn ông này kéo dài thời gian sống cùng với gia đình họ, chắc chắn họ sẽ có quan điểm thiếu thực tế về người bạn đời của mình.
 
"Đàn ông muốn sống cùng với gia đình cho tới hết tuổi 20 bởi họ sẽ không phải lo lắng chuyện ăn uống, đi chơi, giặt, xe cộ đi lại, và thậm chí còn có thể "vui vẻ" với bạn gái tại nhà mà không phải mất tiền thuê phòng. Vậy chẳng có lý do gì họ phải rời gia đình sống tự lập sớm cả", ông Salt cho biết.
 
Bên cạnh đó, tình cảm của các bà mẹ đối với các cậu con "lớn tuổi" của mình cũng là một lý do níu kéo họ, tạo sức ỳ và không muốn tự lập sớm và đây cũng là một trở ngại khác để các cậu chàng này khó có cơ hội có bạn gái khi phải cố gắng sắp xếp các cuộc gặp với đối tác của mình.
 
Trước đây, thông thường đàn ông Australia tới 18 tuổi phải rời gia đình sống tự lập, họ phải tự sắp xếp cuộc sống và tài chính cho bản thân. Nhưng hiện nay, việc các cậu chàng trút hết công việc hàng ngày lên đầu người mẹ như giặt quần áo, nấu ăn hàng ngày, dọn dẹp... đã tạo nên lối nghĩ rằng "nếu không làm sẽ có phụ nữ làm hộ bạn".
 
Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt tới thái độ của họ đối với cuộc sống gia đình sau này./.
Tuấn Anh/Sydney (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục