Ngày 17/1, tại Hà Nội, Tổng cục Môi trường tổ chức hội thảo “Đánh giá hiệu quả Công nghệ xử lý dioxin tại Việt Nam.”
Tại hội thảo, tiến sỹ Nguyễn Văn Minh, cố vấn khoa học của Tổng cục Môi trường cho rằng dựa trên cơ sở kết quả phân tích mẫu do dự án cung cấp trong 3 đợt tại sân bay Biên Hòa cho thấy quá trình xử lý liên tục, không bị gián đoạn, không phải bổ sung hóa chất trong quá trình xử lý ngoài thạch anh; sử dụng ít nước… hiệu xuất phân hủy dioxin cao nhất 99,77% và hiệu suất phân hủy thấp nhất 23,90% ưu việt hơn so với sử dụng công nghệ Radical planet (nghiền bi của Nhật Bản).
Bên cạnh đó, việc xử lý đất nhiễm dioxin vẫn còn bị hạn chế, đó là sau khi xử lý nồng độ chlorophenol, nồng độ Axen hữu cơ và vô cơ cao còn khá cao.
Chuyên gia đánh giá hiệu quả thử nghiệm công nghiền bi tại Biên Hòa, tiến sĩ Rick Cooke cho biết công nghệ hóa cơ (MCD) của EDL (Newzealand) đã chứng tỏ khả năng phá hủy nguồn phát thải lớn các chất polyđibenzoclo hóa –p- đioixin (PCDD) và đibenzo – furan (F) (PCDD/F) trong đất nhiễm, chỉ với hệ thống thiết kế “tối giản”, mặc dù vẫn còn một số hạn chế cần được khắc phục khi thiết kế hệ thống quy mô đầy đủ, đó là sự thay đổi nồng độ PCDD/F của đất đầu vào cần được xem xét khi lập kế hoạch cho xử lý đại trà; cần có phòng thí nghiệm phân tích sàng lọc nhanh, tại chỗ.
Đất nhiễm cần được xem xét ở khía cạnh ô nhiễm PCDD/F và cần xem xét cùng với kế hoạch sử dụng đất trong tương lai vè việc áp dụng các tiêu chuẩn về chất lượng đất; EDL cần chỉ ra ý định của minh trong việc cung cấp 1 hệ thống xử lsy đầy đủ với những đảm bảo cam kết về chất lượng vfa thiện chí sẵn sàng tham gia chương trình xử lý quy mô lớn.
Việc nghiên cứu và quá trình lựa chọn loại công nghệ áp dụng cho xử lý đất nhiễm dioxin tại Việt Nam là hoạt động tổng thể nhất được thực hiện từ trước đến nay, phù hợp với mức độ nghiêm trọng và tính chất phức tạp của việc phá hủy các chất nhiễm. Hoạt động thử nghiệm này là một bước quan trọng trong quá trình xử lý.
Ngoài ra nó có ý nghĩa quan trọng về thử nghiệm một loại công nghệ có khả năng phá hủy các chất gây ô nhiễm một cách hiệu quả, thân thiện môi trường, chi phí hợp lý và có thể sử dụng ở các nước đang phát triển.
Công nghệ xử lý đất bị ô nhiễm dioxin và các hợp chất khác bằng máy nghiền bi có dạng quỹ đạo và dạng mặt phẳng (hay còn gọi là các ống lò phản ứng), công nghệ này xử lý rất mạnh, bổ sung một nguồn năng lượng lớn vào các vật liệu bị nghiền tạo nên một đám mây phản ứng hóa lỏng của các hạt khoáng chất, với một lượng lớn các hạt điện tử (gốc tự do vô cơ) và các ion trên bề mặt của chúng.
Sự phá vỡ các liên kết hóa học và phân hủy thành các phân tử nhỏ hơn, khiến các phân tử hữu cơ bị phân hủy hoàn toàn. Công nghệ MCD đưa đến sự phân hủy cơ hóa tốt nhất đối với tất cả các độc chất hữu cơ bền vững bao gồm dioxin, tất cả các hydrocacbon trong dầu mỏ (TPH) trong đất./.
Tại hội thảo, tiến sỹ Nguyễn Văn Minh, cố vấn khoa học của Tổng cục Môi trường cho rằng dựa trên cơ sở kết quả phân tích mẫu do dự án cung cấp trong 3 đợt tại sân bay Biên Hòa cho thấy quá trình xử lý liên tục, không bị gián đoạn, không phải bổ sung hóa chất trong quá trình xử lý ngoài thạch anh; sử dụng ít nước… hiệu xuất phân hủy dioxin cao nhất 99,77% và hiệu suất phân hủy thấp nhất 23,90% ưu việt hơn so với sử dụng công nghệ Radical planet (nghiền bi của Nhật Bản).
Bên cạnh đó, việc xử lý đất nhiễm dioxin vẫn còn bị hạn chế, đó là sau khi xử lý nồng độ chlorophenol, nồng độ Axen hữu cơ và vô cơ cao còn khá cao.
Chuyên gia đánh giá hiệu quả thử nghiệm công nghiền bi tại Biên Hòa, tiến sĩ Rick Cooke cho biết công nghệ hóa cơ (MCD) của EDL (Newzealand) đã chứng tỏ khả năng phá hủy nguồn phát thải lớn các chất polyđibenzoclo hóa –p- đioixin (PCDD) và đibenzo – furan (F) (PCDD/F) trong đất nhiễm, chỉ với hệ thống thiết kế “tối giản”, mặc dù vẫn còn một số hạn chế cần được khắc phục khi thiết kế hệ thống quy mô đầy đủ, đó là sự thay đổi nồng độ PCDD/F của đất đầu vào cần được xem xét khi lập kế hoạch cho xử lý đại trà; cần có phòng thí nghiệm phân tích sàng lọc nhanh, tại chỗ.
Đất nhiễm cần được xem xét ở khía cạnh ô nhiễm PCDD/F và cần xem xét cùng với kế hoạch sử dụng đất trong tương lai vè việc áp dụng các tiêu chuẩn về chất lượng đất; EDL cần chỉ ra ý định của minh trong việc cung cấp 1 hệ thống xử lsy đầy đủ với những đảm bảo cam kết về chất lượng vfa thiện chí sẵn sàng tham gia chương trình xử lý quy mô lớn.
Việc nghiên cứu và quá trình lựa chọn loại công nghệ áp dụng cho xử lý đất nhiễm dioxin tại Việt Nam là hoạt động tổng thể nhất được thực hiện từ trước đến nay, phù hợp với mức độ nghiêm trọng và tính chất phức tạp của việc phá hủy các chất nhiễm. Hoạt động thử nghiệm này là một bước quan trọng trong quá trình xử lý.
Ngoài ra nó có ý nghĩa quan trọng về thử nghiệm một loại công nghệ có khả năng phá hủy các chất gây ô nhiễm một cách hiệu quả, thân thiện môi trường, chi phí hợp lý và có thể sử dụng ở các nước đang phát triển.
Công nghệ xử lý đất bị ô nhiễm dioxin và các hợp chất khác bằng máy nghiền bi có dạng quỹ đạo và dạng mặt phẳng (hay còn gọi là các ống lò phản ứng), công nghệ này xử lý rất mạnh, bổ sung một nguồn năng lượng lớn vào các vật liệu bị nghiền tạo nên một đám mây phản ứng hóa lỏng của các hạt khoáng chất, với một lượng lớn các hạt điện tử (gốc tự do vô cơ) và các ion trên bề mặt của chúng.
Sự phá vỡ các liên kết hóa học và phân hủy thành các phân tử nhỏ hơn, khiến các phân tử hữu cơ bị phân hủy hoàn toàn. Công nghệ MCD đưa đến sự phân hủy cơ hóa tốt nhất đối với tất cả các độc chất hữu cơ bền vững bao gồm dioxin, tất cả các hydrocacbon trong dầu mỏ (TPH) trong đất./.
(TTXVN)