Cũng giống như phần lớn các thị trường hàng hóa và tài chính khác, thị trường dầu mỏ thế giới tuần qua tiếp tục tụt dốc khi chịu nhiều áp lực mạnh, trong bối cảnh các nhà đầu tư tháo chạy khỏi các tài sản rủi ro trước một loạt các số liệu kinh tế yếu kém từ các cường quốc kinh tế, trong khi cuộc khủng hoảng nợ công ở Khu vực Eurozone ngày càng lún sâu và có khả năng đe dọa tới Tây Ban Nha - nền kinh tế lớn thứ tư của khu vực.
Sự suy yếu của đồng euro (trong phiên cuối tuần 1/6 đã chìm sâu xuống 1,2288 USD, mức thấp nhất kể từ ngày 1/7/2010), và sự tăng giá của đồng USD (do các nhà đầu tư tháo chạy khỏi đồng tiền chung châu Âu vì những bất ổn gia tăng ở khu vực này để tìm đến đồng bạc xanh an toàn hơn), cũng là nhân tố quan trọng đẩy giá dầu đi xuống (giá dầu được giao dịch bằng đồng USD, khi USD tăng lên, giá dầu trở nên đắt đỏ hơn, nhu cầu mua giảm xuống, kéo giá dầu giảm xuống).
Giá dầu đã hầu như đi xuống trong suốt các phiên trong tuần và liên tiếp lập các mức đáy kỷ lục trong nhiều tháng.
Đặc biệt, trong phiên cuối tuần 1/6, cũng là phiên đầu tiên của tháng mới, thị trường dầu thô đã "cắm đầu lao dốc," trong đó hợp đồng dầu Brent Biển Bắc lần đầu tiên trong gần 16 tháng trượt sâu xuống dưới mức 98 USD/thùng, khi giới đầu tư "hoảng loạn" về số liệu việc làm quá xấu của Mỹ trong tháng Năm, đồng USD mạnh lên, số liệu về hoạt động công nghiệp yếu kém tại hai nền kinh tế lớn nhất thế giới Mỹ và Trung Quốc (cũng là hai nhà tiêu thụ năng lượng và dầu thô hàng đầu thế giới), cùng những căng thẳng mới tại Khu vực Eurozone.
Trong phiên cuối tuần này, nhà đầu tư đón nhận số liệu về lĩnh vực việc làm của Mỹ do Bộ Lao Động công bố, theo đó cho biết chỉ có 69.000 việc làm mới được tạo ra ở Mỹ trong tháng Năm, chưa bằng một nửa so với kỳ vọng, đẩy tỷ lệ thất nghiệp của nước này trong tháng Năm lên mức 8,2%.
Trước đó, trong ngày 31/5, Mỹ cũng đã công bố số liệu cho thấy, nền kinh tế này tăng trưởng chậm hơn dự kiến trong quý đầu năm nay, chỉ còn 1,9% so với mức dự báo 2,2% trước đó, làm dấy lên lo ngại về nhịp độ tăng trưởng trong quý II hiện tại.
Cùng ngày tại Trung Quốc, số liệu chính thức của Bắc Kinh cho thấy hoạt động công nghiệp trong tháng Năm của Trung Quốc cũng yếu hơn nhiều so với kỳ vọng, càng củng cố triển vọng tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.
Theo báo cáo chính thức, chỉ số quản lý thu mua của Trung Quốc đã giảm xuống mức 50,4 trong tháng Năm (so với mức 53,3 của tháng Tư).
Những lo ngại của giới đầu tư càng bị đẩy lên cao hơn khi báo cáo về lượng dầu dự trữ của Mỹ trong tuần trước nữa (kết thúc vào ngày 26/5) đã lần đầu tiên kể từ đầu năm nay, vọt lên mức cao nhất trong 22 năm trở lại đây và tăng 2,2 triệu thùng so với tuần trước đó. Đây là dấu hiệu rõ nhất cho thấy nhu cầu về dầu tiếp tục "nguội" đi ở nhà tiêu thụ dầu thô lớn nhất thế giới này.
Những "hung tin" trên đã dìm thị trường dầu tiếp tục trượt sâu trong phiên cuối tuần 1/6 và đóng cửa phiên này, tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ, hay còn gọi là dầu chuẩn Tây Texas (WTI) giao tháng Bảy giảm xuống 82,56 USD/thùng - mức thấp nhất của hợp đồng này kể từ ngày 10/10/2011 và thấp hơn so với mức chốt của cuối tuần trước nữa là 90,99 USD/thùng.
Trong khi đó, tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ cũng trượt sâu xuống 97,70 USD/thùng - mức thấp nhất kể từ ngày 8/2/2011 và thấp hơn so với mức chốt của cuối tuần trước nữa là 106,91 USD/thùng.
Tính chung trong cả tháng Năm, cả hai hợp đồng dầu này đều sụt giảm, với mức giảm 15% đối với dầu Brent và gần 18% đối với dầu WTI.
Trở lại các phiên trước đó, trong phiên giao dịch đầu tuần 28/5, giá dầu đã tăng trở lại trên khắp các thị trường toàn cầu, trong bối cảnh giới đầu tư phấn chấn trước những diễn biến tích cực tại Hy Lạp, khi kết quả các cuộc thăm dò vào cuối tuần trước nữa tại nước này cho thấy các đảng ủng hộ các biện pháp khắc khổ ở Hy Lạp đã trở lại thắng thế, giúp xoa dịu mối lo ngại Hy Lạp có thể sẽ phải ra khỏi Khu vực Eurozone, và làm trầm trọng thêm tình hình tài chính khó khăn của nền kinh tế toàn cầu.
Thêm vào đó, việc Iran và phương Tây vẫn chưa đạt được thỏa thuận về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran, và sự không nhượng bộ của quốc gia Hồi giáo này trong tiến trình đàm phán là một trở ngại lớn, đẩy "vàng đen" tăng giá trong phiên đầu tuần,
Trong phiên 29/5, giá dầu tăng giảm trái chiều, trong đó yếu tố hỗ trợ vẫn là diễn biến tích cực tại Hy Lạp, sự bế tắc trong các cuộc đàm phán giữa Iran và phương Tây.
Còn yếu tố gây bất lợi cho giá dầu là việc các lãnh đạo châu Âu vẫn chưa có giải pháp cụ thể nào cho Hy Lạp, trong khi lại nổi lên mối lo ngại mới về Tây Ban Nha, khi có khả năng nền kinh tế lớn thứ tư Eurozone này sẽ theo chân Hy Lạp, Ailen và Bồ Đào Nha cần đến gói cứu trợ quốc tế.
Giá dầu lại tiếp tục đồng loạt “lao dốc” trong phiên 30/5 khi giới đầu tư ngày càng lo ngại về tình hình nợ nần cũng như hệ thống ngân hàng yếu kém của Tây Ban Nha.
Theo các số liệu chính thưc, doanh số bán lẻ của Tây Ban Nha trong tháng 4/2012 đã giảm 9,8% so với cùng kỳ năm 2011, trong khi hãng đánh giá tín dụng Egan-Jones cũng vừa hạ bậc xếp hạng tín nhiệm của Madrid lần thứ ba trong tháng Năm.
Đóng cửa phiên này, tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ (WTI) giao tháng 7/2012 giảm 42 xu, xuống 90,34 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng hạ 30 xu, xuống 106,38 USD/thùng.
Còn tại New York, giá dầu ngọt nhẹ giảm 10 xu, tương đương 0,11%, xuống 90,76 USD/thùng, trong khi tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ cũng hạ xuống còn 106 USD/thùng.
Trong phiên cuối cùng của tháng Năm (31/5), giá dầu vẫn "trung thành" với xu hướng đi xuống khi các nhân tố chi phối thị trường năng lượng như đồng USD mạnh lên, tình hình tại Eurozone, đặc biệt là tại Tây Ban Nha, vẫn ngày càng xấu đi, khi lãi suất trái phiếu thời hạn 10 năm của chính phủ nước này áp sát mốc 7% - ngưỡng được đánh giá là quá cao để các chính phủ có thể xoay xở.
Trong phiên cuối cùng của tháng Năm, giá dầu thô đã có lúc rơi xuống mức thấp nhất trong vòng bảy tháng và đóng cửa phiên tại New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 7/2012 chỉ còn 86,53 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ ngày 20/10/2011, trong khi tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ cũng giảm 1,6 USD xuống 101,87 USD/thùng.
Một số chuyên gia phân tích năng lượng cho rằng, các vấn đề của châu Âu và nhu cầu năng lượng yếu là hai nhân tố phải "chịu trách nhiệm" đối với xu hướng đi xuống của giá dầu.
Việc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đang bơm dầu với tốc độ kỷ lục, trong khi hoạt động sản xuất dầu thô tại Bắc Mỹ tiếp tục bùng nổ khiến các kho dự trữ dầu đầy căng, cũng gây áp lực tới giá dầu./.
Sự suy yếu của đồng euro (trong phiên cuối tuần 1/6 đã chìm sâu xuống 1,2288 USD, mức thấp nhất kể từ ngày 1/7/2010), và sự tăng giá của đồng USD (do các nhà đầu tư tháo chạy khỏi đồng tiền chung châu Âu vì những bất ổn gia tăng ở khu vực này để tìm đến đồng bạc xanh an toàn hơn), cũng là nhân tố quan trọng đẩy giá dầu đi xuống (giá dầu được giao dịch bằng đồng USD, khi USD tăng lên, giá dầu trở nên đắt đỏ hơn, nhu cầu mua giảm xuống, kéo giá dầu giảm xuống).
Giá dầu đã hầu như đi xuống trong suốt các phiên trong tuần và liên tiếp lập các mức đáy kỷ lục trong nhiều tháng.
Đặc biệt, trong phiên cuối tuần 1/6, cũng là phiên đầu tiên của tháng mới, thị trường dầu thô đã "cắm đầu lao dốc," trong đó hợp đồng dầu Brent Biển Bắc lần đầu tiên trong gần 16 tháng trượt sâu xuống dưới mức 98 USD/thùng, khi giới đầu tư "hoảng loạn" về số liệu việc làm quá xấu của Mỹ trong tháng Năm, đồng USD mạnh lên, số liệu về hoạt động công nghiệp yếu kém tại hai nền kinh tế lớn nhất thế giới Mỹ và Trung Quốc (cũng là hai nhà tiêu thụ năng lượng và dầu thô hàng đầu thế giới), cùng những căng thẳng mới tại Khu vực Eurozone.
Trong phiên cuối tuần này, nhà đầu tư đón nhận số liệu về lĩnh vực việc làm của Mỹ do Bộ Lao Động công bố, theo đó cho biết chỉ có 69.000 việc làm mới được tạo ra ở Mỹ trong tháng Năm, chưa bằng một nửa so với kỳ vọng, đẩy tỷ lệ thất nghiệp của nước này trong tháng Năm lên mức 8,2%.
Trước đó, trong ngày 31/5, Mỹ cũng đã công bố số liệu cho thấy, nền kinh tế này tăng trưởng chậm hơn dự kiến trong quý đầu năm nay, chỉ còn 1,9% so với mức dự báo 2,2% trước đó, làm dấy lên lo ngại về nhịp độ tăng trưởng trong quý II hiện tại.
Cùng ngày tại Trung Quốc, số liệu chính thức của Bắc Kinh cho thấy hoạt động công nghiệp trong tháng Năm của Trung Quốc cũng yếu hơn nhiều so với kỳ vọng, càng củng cố triển vọng tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.
Theo báo cáo chính thức, chỉ số quản lý thu mua của Trung Quốc đã giảm xuống mức 50,4 trong tháng Năm (so với mức 53,3 của tháng Tư).
Những lo ngại của giới đầu tư càng bị đẩy lên cao hơn khi báo cáo về lượng dầu dự trữ của Mỹ trong tuần trước nữa (kết thúc vào ngày 26/5) đã lần đầu tiên kể từ đầu năm nay, vọt lên mức cao nhất trong 22 năm trở lại đây và tăng 2,2 triệu thùng so với tuần trước đó. Đây là dấu hiệu rõ nhất cho thấy nhu cầu về dầu tiếp tục "nguội" đi ở nhà tiêu thụ dầu thô lớn nhất thế giới này.
Những "hung tin" trên đã dìm thị trường dầu tiếp tục trượt sâu trong phiên cuối tuần 1/6 và đóng cửa phiên này, tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ, hay còn gọi là dầu chuẩn Tây Texas (WTI) giao tháng Bảy giảm xuống 82,56 USD/thùng - mức thấp nhất của hợp đồng này kể từ ngày 10/10/2011 và thấp hơn so với mức chốt của cuối tuần trước nữa là 90,99 USD/thùng.
Trong khi đó, tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ cũng trượt sâu xuống 97,70 USD/thùng - mức thấp nhất kể từ ngày 8/2/2011 và thấp hơn so với mức chốt của cuối tuần trước nữa là 106,91 USD/thùng.
Tính chung trong cả tháng Năm, cả hai hợp đồng dầu này đều sụt giảm, với mức giảm 15% đối với dầu Brent và gần 18% đối với dầu WTI.
Trở lại các phiên trước đó, trong phiên giao dịch đầu tuần 28/5, giá dầu đã tăng trở lại trên khắp các thị trường toàn cầu, trong bối cảnh giới đầu tư phấn chấn trước những diễn biến tích cực tại Hy Lạp, khi kết quả các cuộc thăm dò vào cuối tuần trước nữa tại nước này cho thấy các đảng ủng hộ các biện pháp khắc khổ ở Hy Lạp đã trở lại thắng thế, giúp xoa dịu mối lo ngại Hy Lạp có thể sẽ phải ra khỏi Khu vực Eurozone, và làm trầm trọng thêm tình hình tài chính khó khăn của nền kinh tế toàn cầu.
Thêm vào đó, việc Iran và phương Tây vẫn chưa đạt được thỏa thuận về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran, và sự không nhượng bộ của quốc gia Hồi giáo này trong tiến trình đàm phán là một trở ngại lớn, đẩy "vàng đen" tăng giá trong phiên đầu tuần,
Trong phiên 29/5, giá dầu tăng giảm trái chiều, trong đó yếu tố hỗ trợ vẫn là diễn biến tích cực tại Hy Lạp, sự bế tắc trong các cuộc đàm phán giữa Iran và phương Tây.
Còn yếu tố gây bất lợi cho giá dầu là việc các lãnh đạo châu Âu vẫn chưa có giải pháp cụ thể nào cho Hy Lạp, trong khi lại nổi lên mối lo ngại mới về Tây Ban Nha, khi có khả năng nền kinh tế lớn thứ tư Eurozone này sẽ theo chân Hy Lạp, Ailen và Bồ Đào Nha cần đến gói cứu trợ quốc tế.
Giá dầu lại tiếp tục đồng loạt “lao dốc” trong phiên 30/5 khi giới đầu tư ngày càng lo ngại về tình hình nợ nần cũng như hệ thống ngân hàng yếu kém của Tây Ban Nha.
Theo các số liệu chính thưc, doanh số bán lẻ của Tây Ban Nha trong tháng 4/2012 đã giảm 9,8% so với cùng kỳ năm 2011, trong khi hãng đánh giá tín dụng Egan-Jones cũng vừa hạ bậc xếp hạng tín nhiệm của Madrid lần thứ ba trong tháng Năm.
Đóng cửa phiên này, tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ (WTI) giao tháng 7/2012 giảm 42 xu, xuống 90,34 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng hạ 30 xu, xuống 106,38 USD/thùng.
Còn tại New York, giá dầu ngọt nhẹ giảm 10 xu, tương đương 0,11%, xuống 90,76 USD/thùng, trong khi tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ cũng hạ xuống còn 106 USD/thùng.
Trong phiên cuối cùng của tháng Năm (31/5), giá dầu vẫn "trung thành" với xu hướng đi xuống khi các nhân tố chi phối thị trường năng lượng như đồng USD mạnh lên, tình hình tại Eurozone, đặc biệt là tại Tây Ban Nha, vẫn ngày càng xấu đi, khi lãi suất trái phiếu thời hạn 10 năm của chính phủ nước này áp sát mốc 7% - ngưỡng được đánh giá là quá cao để các chính phủ có thể xoay xở.
Trong phiên cuối cùng của tháng Năm, giá dầu thô đã có lúc rơi xuống mức thấp nhất trong vòng bảy tháng và đóng cửa phiên tại New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 7/2012 chỉ còn 86,53 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ ngày 20/10/2011, trong khi tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ cũng giảm 1,6 USD xuống 101,87 USD/thùng.
Một số chuyên gia phân tích năng lượng cho rằng, các vấn đề của châu Âu và nhu cầu năng lượng yếu là hai nhân tố phải "chịu trách nhiệm" đối với xu hướng đi xuống của giá dầu.
Việc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đang bơm dầu với tốc độ kỷ lục, trong khi hoạt động sản xuất dầu thô tại Bắc Mỹ tiếp tục bùng nổ khiến các kho dự trữ dầu đầy căng, cũng gây áp lực tới giá dầu./.
Thùy Chi (TTXVN)