Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lưu ý lãnh đạo các bộ và chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh thành phố khẩn trương rà soát phân bổ nguồn vốn đầu tư xây dựng đến các chủ đầu tư các dự án đủ điều kiện đầu tư, những dự án ưu tiên sớm đưa vào sử dụng trong năm 2010 ngay trong tháng 3 này, đồng thời tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư.
Chủ trì Hội nghị trực tuyến đầu tư xây dựng toàn quốc gồm đầu cầu chính tại Trụ sở Chính phủ và các đầu cầu tại 63 tỉnh, thành phố, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành và địa phương rà soát lại các thủ tục đầu tư theo đúng pháp luật với tinh thần trách nhiệm cao trước đất nước, nhân dân.
Riêng việc đền bù và giải phóng mặt bằng, Thủ tướng cho rằng, đây là vấn đề khó liên quan tới lợi ích của nhân dân, do vậy các địa phương cần thực hiện theo đúng Nghị định 69 để làm tốt công tác tái định cư và thực hiện tốt việc vận động, tuyên truyền nhân dân vì lợi ích chung mà thực hiện đúng chính sách của Đảng và Nhà nước về giải phóng mặt bằng.
Thủ tướng giao Bộ Tài chính hướng dẫn việc sử dụng có hiệu quả tiền đấu giá quyền sử dụng đất để lại địa phương, trong đó dành một phần phục vụ cho công tác đền bù giải phóng mặt bằng, đồng thời củng cố năng lực cơ quan tham mưu, chủ đầu tư, các ban quản lý dự án.
Thủ tướng cũng đề nghị các bộ, ngành chức năng rà soát lại các thủ tục về đầu tư, trong đó chú trọng phân quyền và trách nhiệm trên cơ sở qui hoạch và định hướng chung; tiếp tục tăng cường đôn đốc, kiểm tra kịp thời để tháo gỡ vướng mắc trong công tác xây dựng cơ bản.
Đối với các công trình, dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước và trái phiếu Chính phủ, chủ động điều chuyển vốn từ các công trình không có khả năng thực hiện hoặc có khối lượng thực hiện thấp sang các dự án cần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành trong năm 2010, 2011 và có khối lượng thực hiện khá nhưng vốn bố trí còn thấp theo đúng hướng dẫn của các cơ quan chức năng.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành và địa phương cần chủ động huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển trong và ngoài nước để bổ sung nguồn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo các cơ chế phù hợp, đồng thời thực hiện nghiêm chế độ và nội dung báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn ngân sách Nhà nước, trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn nhà nước khác theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Thủ tướng giao Bộ Tài chính xây dựng kế hoạch phát hành trái phiếu giai đoạn 2011-2015 bảo đảm an ninh tài chính, cơ chế huy động từ các nguồn vốn khác... Các ngân hàng thương mại bảo đảm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn đầu tư nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành và địa phương tiếp tục đóng góp ý kiến vào dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư và xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước năm 2010 để sớm ban hành nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển.
Đề cao công tác chỉ đạo điều hành, Thủ tướng nêu rõ, người đứng đầu các bộ, cơ quan, địa phương sẽ phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan liên quan về việc vi phạm các nguyên tắc và chậm trễ về tiến độ trong đầu tư xây dựng.
Tại hội nghị, lãnh đạo các bộ, ngành và địa phương đều nhất trí cho rằng, với các giải pháp, chính sách quyết liệt của Chính phủ, trong năm 2009 đã huy động được một khối lượng lớn vốn đầu tư phát triển, góp phần quan trọng vào việc ngăn chặn suy giảm kinh tế, tạo nhiều việc làm, thu nhập và chuẩn bị điều kiện để phục hồi, lấy lại đà tăng trưởng kinh tế trong những năm sau.
Ước thực hiện tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2009 đạt khoảng 704,2 nghìn tỷ đồng, bằng 42,8% GDP (kế hoạch đề ra là 39,5% GDP), tăng 15,3% so với năm 2008.
Nét nổi bật trong năm qua là huy động được nhiều nguồn vốn cho đầu tư phát triển trong điều kiện rất khó khăn do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới. Hệ thống pháp luật trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản đã được tiếp tục hoàn thiện, khắc phục được về cơ bản những tồn tại vướng mắc, thiếu tính đồng bộ trong các văn bản pháp luật về đầu tư xây dựng.
Việc phân giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn ngân sách Nhà nước, trái phiếu Chính phủ kế hoạch năm 2009 được các bộ, ngành và địa phương triển khai nghiêm túc, đúng thời gian quy định. Bố trí vốn tập trung cho các dự án hoàn thành, các dự án quan trọng, cấp bách, khắc phục dần tình trạng phân tán, dàn trải của các năm trước.
Cơ chế quản lý đầu tư đã có sự phân cấp triệt để và thông thoáng hơn. Công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát đầu tư, phát hiện tiêu cực, thất thoát, lãng phí trong quản lý dự án đầu tư được tăng cường trong tất cả các cấp.
Bên cạnh những kết quả đạt được, lãnh đạo các bộ, ngành và địa phương đã nêu bật một số tồn tại, hạn chế như việc giải ngân nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009 đã được đẩy nhanh hơn so với các năm trước, nhưng vẫn thấp so với yêu cầu đặt ra. Tình trạng chậm tiến độ xây dựng các công trình, dự án tuy có giảm hơn so với các năm trước nhưng vẫn chưa được khắc phục triệt để.
Qua tổng hợp báo cáo của các bộ, ngành và địa phương, tỷ lệ dự án chậm tiến độ năm 2009 khoảng 12,7% (năm 2008 là 18,2%; năm 2007 là 14,8%; năm 2006 là 13,1%). Công tác chuẩn bị đầu tư, quy hoạch, kế hoạch, công tác xây dựng dự án, thẩm định và phê duyệt dự án chưa được quan tâm đúng mức. Năng lực tư vấn chưa đáp ứng được yêu cầu.
Nhiều dự án, công trình phải chỉnh sửa thiết kế và tổng dự toán, đã ảnh hưởng làm chậm tiến độ triển khai thực hiện dự án. Thủ tục đầu tư và xây dựng, công tác đấu thầu còn mất nhiều thời gian./.
Chủ trì Hội nghị trực tuyến đầu tư xây dựng toàn quốc gồm đầu cầu chính tại Trụ sở Chính phủ và các đầu cầu tại 63 tỉnh, thành phố, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành và địa phương rà soát lại các thủ tục đầu tư theo đúng pháp luật với tinh thần trách nhiệm cao trước đất nước, nhân dân.
Riêng việc đền bù và giải phóng mặt bằng, Thủ tướng cho rằng, đây là vấn đề khó liên quan tới lợi ích của nhân dân, do vậy các địa phương cần thực hiện theo đúng Nghị định 69 để làm tốt công tác tái định cư và thực hiện tốt việc vận động, tuyên truyền nhân dân vì lợi ích chung mà thực hiện đúng chính sách của Đảng và Nhà nước về giải phóng mặt bằng.
Thủ tướng giao Bộ Tài chính hướng dẫn việc sử dụng có hiệu quả tiền đấu giá quyền sử dụng đất để lại địa phương, trong đó dành một phần phục vụ cho công tác đền bù giải phóng mặt bằng, đồng thời củng cố năng lực cơ quan tham mưu, chủ đầu tư, các ban quản lý dự án.
Thủ tướng cũng đề nghị các bộ, ngành chức năng rà soát lại các thủ tục về đầu tư, trong đó chú trọng phân quyền và trách nhiệm trên cơ sở qui hoạch và định hướng chung; tiếp tục tăng cường đôn đốc, kiểm tra kịp thời để tháo gỡ vướng mắc trong công tác xây dựng cơ bản.
Đối với các công trình, dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước và trái phiếu Chính phủ, chủ động điều chuyển vốn từ các công trình không có khả năng thực hiện hoặc có khối lượng thực hiện thấp sang các dự án cần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành trong năm 2010, 2011 và có khối lượng thực hiện khá nhưng vốn bố trí còn thấp theo đúng hướng dẫn của các cơ quan chức năng.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành và địa phương cần chủ động huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển trong và ngoài nước để bổ sung nguồn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo các cơ chế phù hợp, đồng thời thực hiện nghiêm chế độ và nội dung báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn ngân sách Nhà nước, trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn nhà nước khác theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Thủ tướng giao Bộ Tài chính xây dựng kế hoạch phát hành trái phiếu giai đoạn 2011-2015 bảo đảm an ninh tài chính, cơ chế huy động từ các nguồn vốn khác... Các ngân hàng thương mại bảo đảm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn đầu tư nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành và địa phương tiếp tục đóng góp ý kiến vào dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư và xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước năm 2010 để sớm ban hành nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển.
Đề cao công tác chỉ đạo điều hành, Thủ tướng nêu rõ, người đứng đầu các bộ, cơ quan, địa phương sẽ phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan liên quan về việc vi phạm các nguyên tắc và chậm trễ về tiến độ trong đầu tư xây dựng.
Tại hội nghị, lãnh đạo các bộ, ngành và địa phương đều nhất trí cho rằng, với các giải pháp, chính sách quyết liệt của Chính phủ, trong năm 2009 đã huy động được một khối lượng lớn vốn đầu tư phát triển, góp phần quan trọng vào việc ngăn chặn suy giảm kinh tế, tạo nhiều việc làm, thu nhập và chuẩn bị điều kiện để phục hồi, lấy lại đà tăng trưởng kinh tế trong những năm sau.
Ước thực hiện tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2009 đạt khoảng 704,2 nghìn tỷ đồng, bằng 42,8% GDP (kế hoạch đề ra là 39,5% GDP), tăng 15,3% so với năm 2008.
Nét nổi bật trong năm qua là huy động được nhiều nguồn vốn cho đầu tư phát triển trong điều kiện rất khó khăn do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới. Hệ thống pháp luật trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản đã được tiếp tục hoàn thiện, khắc phục được về cơ bản những tồn tại vướng mắc, thiếu tính đồng bộ trong các văn bản pháp luật về đầu tư xây dựng.
Việc phân giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn ngân sách Nhà nước, trái phiếu Chính phủ kế hoạch năm 2009 được các bộ, ngành và địa phương triển khai nghiêm túc, đúng thời gian quy định. Bố trí vốn tập trung cho các dự án hoàn thành, các dự án quan trọng, cấp bách, khắc phục dần tình trạng phân tán, dàn trải của các năm trước.
Cơ chế quản lý đầu tư đã có sự phân cấp triệt để và thông thoáng hơn. Công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát đầu tư, phát hiện tiêu cực, thất thoát, lãng phí trong quản lý dự án đầu tư được tăng cường trong tất cả các cấp.
Bên cạnh những kết quả đạt được, lãnh đạo các bộ, ngành và địa phương đã nêu bật một số tồn tại, hạn chế như việc giải ngân nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009 đã được đẩy nhanh hơn so với các năm trước, nhưng vẫn thấp so với yêu cầu đặt ra. Tình trạng chậm tiến độ xây dựng các công trình, dự án tuy có giảm hơn so với các năm trước nhưng vẫn chưa được khắc phục triệt để.
Qua tổng hợp báo cáo của các bộ, ngành và địa phương, tỷ lệ dự án chậm tiến độ năm 2009 khoảng 12,7% (năm 2008 là 18,2%; năm 2007 là 14,8%; năm 2006 là 13,1%). Công tác chuẩn bị đầu tư, quy hoạch, kế hoạch, công tác xây dựng dự án, thẩm định và phê duyệt dự án chưa được quan tâm đúng mức. Năng lực tư vấn chưa đáp ứng được yêu cầu.
Nhiều dự án, công trình phải chỉnh sửa thiết kế và tổng dự toán, đã ảnh hưởng làm chậm tiến độ triển khai thực hiện dự án. Thủ tục đầu tư và xây dựng, công tác đấu thầu còn mất nhiều thời gian./.
Thiện Thuật (Vietnam+)