Ngày 28/6, tại Hà Nội, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải đã làm việc với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam và các đơn vị liên quan nhằm tìm giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện giai đoạn 2 của Dự án nâng cấp tuyến Pháp Vân-Cầu Giẽ.
Tại buổi làm việc, đại diện phía JICA cho biết dự án Pháp Vân-Cầu Giẽ được coi như một dự án kiểu mẫu trong việc hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Mục đích của dự án là nhằm nâng cấp đường Pháp Vân-Cầu Giẽ (dài 28km), vốn được xây dựng với mục tiêu làm tuyến tránh Quốc lộ 1 thành đường cao tốc, thông qua đó để đáp ứng nhu cầu giao thông tăng cao từ Hà Nội đi các tỉnh phía Nam, tăng hiệu quả lưu thông hàng hóa, đóng góp vào tiến trình phát triển kinh tế và tăng cường hợp tác quốc tế của Việt Nam.
Dự án đầu tư xây dựng và khai thác theo hình thức BOT, gồm hai giai đoạn: Nâng cấp đường Pháp Vân-Cầu Giẽ thành cao tốc; mở rộng tuyến đường thành sáu làn xe.
Cũng theo đại diện phía JICA, các luận điểm quan trọng trong quá trình đàm phán giữa hai bên cho đến nay dựa trên chỉ đạo của Chính phủ (tháng 3/2013), giữa Bộ Giao thông Vận tải (Tổng công ty Tư vấn Thiết kế Giao thông vận tải - TEDI) và Tổng công ty Đường cao tốc miền Trung Nhật Bản (Nexco - Central) đã thương thảo nhiều lần về phương án đầu tư dự án.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại vẫn còn tồn tại một số nội dung quan trọng chưa thống nhất như thời điểm thi công giai đoạn 2 (mở rộng sáu làn xe), việc huy động vốn cho giải phóng mặt bằng và phương án điều chỉnh mức phí.
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường cho biết tuyến Pháp Vân-Cầu Giẽ là tuyến giao thông huyết mạch cửa ngõ phía Nam Thủ đô và là đoạn đầu tiên của đường cao tốc Bắc-Nam nhánh phía Đông có vai trò kết nối các trung tâm kinh tế trọng điểm, các đầu mối giao thông quan trọng, nên ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế-xã hội của Hà Nội và các vùng lân cận.
Sau hơn 10 năm khai thác, tuyến đường đã xuống cấp và quá tải rất nhiều, đặc biệt là vào các dịp lễ hội, lễ tết... ảnh hưởng nhiều đến khả năng khai thác, cũng như tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Do đó, việc nâng cấp, mở rộng tuyến Pháp Vân-Cầu Giẽ đạt tiêu chuẩn cao tốc để đảm bảo tính đồng bộ, từng bước thực hiện quy hoạch cao tốc Bắc-Nam và nâng cao năng lực vận tải trên hành lang Bắc-Nam, giải tỏa ùn tắc trên Quốc lộ 1 là rất cần thiết và cấp bách.
Đặc biệt, theo kế hoạch Dự án phải hoàn thành cả hai giai đoạn vào năm 2018./.
Tại buổi làm việc, đại diện phía JICA cho biết dự án Pháp Vân-Cầu Giẽ được coi như một dự án kiểu mẫu trong việc hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Mục đích của dự án là nhằm nâng cấp đường Pháp Vân-Cầu Giẽ (dài 28km), vốn được xây dựng với mục tiêu làm tuyến tránh Quốc lộ 1 thành đường cao tốc, thông qua đó để đáp ứng nhu cầu giao thông tăng cao từ Hà Nội đi các tỉnh phía Nam, tăng hiệu quả lưu thông hàng hóa, đóng góp vào tiến trình phát triển kinh tế và tăng cường hợp tác quốc tế của Việt Nam.
Dự án đầu tư xây dựng và khai thác theo hình thức BOT, gồm hai giai đoạn: Nâng cấp đường Pháp Vân-Cầu Giẽ thành cao tốc; mở rộng tuyến đường thành sáu làn xe.
Cũng theo đại diện phía JICA, các luận điểm quan trọng trong quá trình đàm phán giữa hai bên cho đến nay dựa trên chỉ đạo của Chính phủ (tháng 3/2013), giữa Bộ Giao thông Vận tải (Tổng công ty Tư vấn Thiết kế Giao thông vận tải - TEDI) và Tổng công ty Đường cao tốc miền Trung Nhật Bản (Nexco - Central) đã thương thảo nhiều lần về phương án đầu tư dự án.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại vẫn còn tồn tại một số nội dung quan trọng chưa thống nhất như thời điểm thi công giai đoạn 2 (mở rộng sáu làn xe), việc huy động vốn cho giải phóng mặt bằng và phương án điều chỉnh mức phí.
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường cho biết tuyến Pháp Vân-Cầu Giẽ là tuyến giao thông huyết mạch cửa ngõ phía Nam Thủ đô và là đoạn đầu tiên của đường cao tốc Bắc-Nam nhánh phía Đông có vai trò kết nối các trung tâm kinh tế trọng điểm, các đầu mối giao thông quan trọng, nên ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế-xã hội của Hà Nội và các vùng lân cận.
Sau hơn 10 năm khai thác, tuyến đường đã xuống cấp và quá tải rất nhiều, đặc biệt là vào các dịp lễ hội, lễ tết... ảnh hưởng nhiều đến khả năng khai thác, cũng như tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Do đó, việc nâng cấp, mở rộng tuyến Pháp Vân-Cầu Giẽ đạt tiêu chuẩn cao tốc để đảm bảo tính đồng bộ, từng bước thực hiện quy hoạch cao tốc Bắc-Nam và nâng cao năng lực vận tải trên hành lang Bắc-Nam, giải tỏa ùn tắc trên Quốc lộ 1 là rất cần thiết và cấp bách.
Đặc biệt, theo kế hoạch Dự án phải hoàn thành cả hai giai đoạn vào năm 2018./.
(TTXVN)