Theo Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long mở rộng diện tích cây ăn quả đặc sản phục vụ xuất khẩu, nâng tổng diện tích các loại cây này của toàn vùng lên trên 83.000 ha, chiếm 29% diện tích cây ăn quả tại đồng bằng sông Cửu Long.
Chỉ trong hơn ba năm qua, các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang và thành phố Cần Thơ đã đưa thêm 20.000 ha các loại cây ăn quả đặc sản như bưởi năm roi, bưởi da xanh, thanh long, măng cụt, vú sữa lò rèn, xoài cát Hòa Lộc, cam sành, sầu riêng hạt lép vào trồng.
Việc phát triển vùng sản xuất cây ăn quả đặc sản chuyên canh nói trên nhằm tạo ra những sản phẩm an toàn, chất lượng cao, sản lượng lớn đáp ứng nhu cầu thị trường, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm cây ăn quả xuất khẩu.
Khắc phục tình trạng thiếu giống, hàng chục cơ sở tư nhân giàu kinh nghiệm tại Cần Thơ, Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang đã được đặt hàng sản xuất giống đạt chuẩn sạch bệnh.
Hàng trăm nông dân tại 8 tỉnh thành vừa nêu được tập huấn chương trình IPM trên cây có múi do Cục Bảo vệ Thực vật biên soạn. Các tỉnh nêu trên vận động nông dân liên kết sản xuất trong hàng trăm tổ, nhóm liên kết, tổ hợp tác, truyền thụ kinh nghiệm trồng cây ăn quả cho nhau.
Một bộ phận nông dân còn được hướng dẫn sản xuất trái cây sạch theo tiêu chuẩn Viet GAP, GlobalGAP nhằm bảo đảm năng suất, hạ giá thành, bảo vệ môi trường.
Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam cũng hướng dẫn nông dân áp dụng nhiều biện pháp thâm canh mới như trồng dày, tạo tán, tỉa cành, bón phân hữu cơ, xử lý ra hoa mùa nghịch, tăng đậu quả, cách phòng chống nhiều loại sâu bệnh.
Viện kết hợp với Trường Đại học Cần Thơ đã thực hiện thành công ứng dụng kỹ thuật xử lý tiền thu hoạch giúp nâng cao tỉ lệ trái xoài đạt phẩm chất; bảo quản bưởi Năm Roi, cam sành tươi trong 2 tháng, trái thanh long bảo quản được sáu tuần nhằm phục vụ xuất khẩu.
Từ đầu năm đến nay, đồng bằng sông Cửu Long đã xuất sang Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc 161.000 tấn trái cây đặc sản./.
Chỉ trong hơn ba năm qua, các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang và thành phố Cần Thơ đã đưa thêm 20.000 ha các loại cây ăn quả đặc sản như bưởi năm roi, bưởi da xanh, thanh long, măng cụt, vú sữa lò rèn, xoài cát Hòa Lộc, cam sành, sầu riêng hạt lép vào trồng.
Việc phát triển vùng sản xuất cây ăn quả đặc sản chuyên canh nói trên nhằm tạo ra những sản phẩm an toàn, chất lượng cao, sản lượng lớn đáp ứng nhu cầu thị trường, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm cây ăn quả xuất khẩu.
Khắc phục tình trạng thiếu giống, hàng chục cơ sở tư nhân giàu kinh nghiệm tại Cần Thơ, Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang đã được đặt hàng sản xuất giống đạt chuẩn sạch bệnh.
Hàng trăm nông dân tại 8 tỉnh thành vừa nêu được tập huấn chương trình IPM trên cây có múi do Cục Bảo vệ Thực vật biên soạn. Các tỉnh nêu trên vận động nông dân liên kết sản xuất trong hàng trăm tổ, nhóm liên kết, tổ hợp tác, truyền thụ kinh nghiệm trồng cây ăn quả cho nhau.
Một bộ phận nông dân còn được hướng dẫn sản xuất trái cây sạch theo tiêu chuẩn Viet GAP, GlobalGAP nhằm bảo đảm năng suất, hạ giá thành, bảo vệ môi trường.
Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam cũng hướng dẫn nông dân áp dụng nhiều biện pháp thâm canh mới như trồng dày, tạo tán, tỉa cành, bón phân hữu cơ, xử lý ra hoa mùa nghịch, tăng đậu quả, cách phòng chống nhiều loại sâu bệnh.
Viện kết hợp với Trường Đại học Cần Thơ đã thực hiện thành công ứng dụng kỹ thuật xử lý tiền thu hoạch giúp nâng cao tỉ lệ trái xoài đạt phẩm chất; bảo quản bưởi Năm Roi, cam sành tươi trong 2 tháng, trái thanh long bảo quản được sáu tuần nhằm phục vụ xuất khẩu.
Từ đầu năm đến nay, đồng bằng sông Cửu Long đã xuất sang Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc 161.000 tấn trái cây đặc sản./.
Thế Đạt (TTXVN)