Tiếp tục phiên tòa xét xử vụ tiêu cực đất đai tại quận Gò Vấp - Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 14/6, sau khi kết thúc phần xét hỏi, trong phần tranh luận, đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh giữ quyền công tố tại phiên tòa đã trình bày quan điểm luận tội và đề nghị các mức án đối với với các bị cáo.
Cùng về hai tội danh vi phạm các quy định về sử dụng đất đai và đưa hối lộ, cò đất, Phạm Thị Tuyết Lan bị đề nghị mức án chung thân; Dương Công Hiệp (nguyên Phó phòng Quản lý đô thị quận Gò Vấp) bị đề nghị 15-18 năm.
Bị cáo Lê Minh Châu, nguyên Giám đốc Công ty xây dựng Gò Vấp, bị đề nghị tổng cộng 30 năm tù về tội nhận hối lộ và đưa hối lộ.
Bị cáo Trần Kim Long, nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận Gò Vấp, cũng bị đề nghị tổng hợp hình phạt 30 năm tù về 3 tội danh: nhận hối lộ, đưa hối lộ và lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.
Nguyên Bí thư Quận ủy quận Gò Vấp Nguyễn Văn Tính bị đề nghị 15-17 năm tù về tội nhận hối lộ. Nguyễn Minh Hoàng bị đề nghị 5-6 năm tù đối với về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo công tố viên, đây là vụ án tham nhũng lớn, có tổ chức, tính chất đặc biệt nghiêm trọng về mọi mặt do đối tượng bên ngoài cấu kết với một số quan chức tha hóa, biến chất của quận Gò Vấp, rồi cùng nhau thực hiện hành vi phạm pháp với thủ đoạn tinh vi, nhằm đối phó với lực lượng thanh tra.
Phạm Thị Tuyết Lan giữ vai trò khởi xướng, chủ động cấu kết với Dương Công Hiệp, hùn vốn 2,8 tỷ đồng để thu gom rồi chuyển nhượng trái phép hơn 11ha đất của người dân cho Công ty xây dựng Gò Vấp. Hiệp giữ vai trò thấp hơn Lan, cùng Lan trực tiếp hối lộ 1,3 tỷ đồng cho Lê Minh Châu và Hồ Tùng Lâm.
Châu, Lâm và Nguyễn Văn Tính giữ vai trò giúp sức tích cực để cho Lan và Hiệp trong việc thu gom và chuyển nhượng đất đai trái phép. Lợi dùng tâm lý hoang mang của đồng bọn khi đứng trước nguy cơ bị phát hiện và bị truy tố hình sự, Nguyễn Minh Hoàng đã “hứa hẹn” chạy án để chiếm đoạt 20 triệu đồng và 30.000 USD.
Phần tranh luận của của luật sư Trần Văn Tạo (Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh) và luật sư Trần Đình Triển (đoàn luật sư Hà Nội) bào chữa cho bị cáo Phạm Thị Tuyết Lan diễn ra khá gay gắt.
Hai luật sư này cùng cho rằng, sau hơn một năm điều tra lại theo quyết định huỷ án sơ thẩm lần 1 (năm 2007) của Tòa phúc thẩm Tòa án Nhân dân Tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh nhưng bản cáo trạng sau đó vẫn hoàn toàn giống với bản cáo trạng trước đây về các con số, tình tiết và cách mô tả. Giống nhau vậy nhưng lại có sự thay đổi tội danh đối với bị cáo Lan (từ tội tham ô - mức án tử hình sang tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai và hối lộ). Toàn bộ hồ sơ vụ án không hề đề cập, chứng mình việc bị cáo Lan, cấu kết, tham gia bàn bạc với các bị cáo khác nhưng Viện Kiểm sát Nhân dân lại khẳng định điều này.
Theo luật sư Trần Đình Triển, 16 tỷ đồng mà bị cáo Lan có được từ vụ chuyển nhượng đất đai xuất phát từ quan hệ dân sự giữa người mua-người bán, không thể là yếu tố để truy tố trách nhiệm hình sự. Sai phạm của bị cáo Lan, nếu có trong vụ việc này cũng chỉ là sai phạm về mặt thủ tục chuyển nhượng đất đai thông qua giấy uỷ quyền của người dân với bị cáo.
Cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân truy tố bị cáo Lan đưa hối lộ cho Lê Minh Châu nhưng Châu là Giám đốc Công ty xây dựng Gò Vấp, trực tiếp đứng ra thỏa thuận mua lại đất từ bà Lan nên không thể có chuyện bà Lan hối lộ Châu.
Cũng theo luật sư Triển, vụ án đã xảy ra một số vi phạm tố tụng. Trong toàn bộ hồ sơ vụ án, bị cáo Lan không một lần khai nhận đưa hối lộ cho Hiệp, Châu, Lâm trong khi cơ quan điều tra chỉ dựa vào lời khai của Hiệp để buộc tội bị cáo Lan. Trong giai đoạn lấy cung bị cáo Lan không có sự tham gia của luật sư.
Do không lấy được lời khai của vợ Dương Công Hiệp là bà Âu Thị Thanh Hồng (bỏ trốn) nên điều tra viên đã buộc Hiệp viết thư về cho vợ, kể rõ chi tiết các sai phạm của bản thân và chỗ cất giấu tiền. Tuy nhiên, đến khi cơ quan điều tra tiến hành khám xét lại không phát hiện thấy tiền./.
Cùng về hai tội danh vi phạm các quy định về sử dụng đất đai và đưa hối lộ, cò đất, Phạm Thị Tuyết Lan bị đề nghị mức án chung thân; Dương Công Hiệp (nguyên Phó phòng Quản lý đô thị quận Gò Vấp) bị đề nghị 15-18 năm.
Bị cáo Lê Minh Châu, nguyên Giám đốc Công ty xây dựng Gò Vấp, bị đề nghị tổng cộng 30 năm tù về tội nhận hối lộ và đưa hối lộ.
Bị cáo Trần Kim Long, nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận Gò Vấp, cũng bị đề nghị tổng hợp hình phạt 30 năm tù về 3 tội danh: nhận hối lộ, đưa hối lộ và lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.
Nguyên Bí thư Quận ủy quận Gò Vấp Nguyễn Văn Tính bị đề nghị 15-17 năm tù về tội nhận hối lộ. Nguyễn Minh Hoàng bị đề nghị 5-6 năm tù đối với về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo công tố viên, đây là vụ án tham nhũng lớn, có tổ chức, tính chất đặc biệt nghiêm trọng về mọi mặt do đối tượng bên ngoài cấu kết với một số quan chức tha hóa, biến chất của quận Gò Vấp, rồi cùng nhau thực hiện hành vi phạm pháp với thủ đoạn tinh vi, nhằm đối phó với lực lượng thanh tra.
Phạm Thị Tuyết Lan giữ vai trò khởi xướng, chủ động cấu kết với Dương Công Hiệp, hùn vốn 2,8 tỷ đồng để thu gom rồi chuyển nhượng trái phép hơn 11ha đất của người dân cho Công ty xây dựng Gò Vấp. Hiệp giữ vai trò thấp hơn Lan, cùng Lan trực tiếp hối lộ 1,3 tỷ đồng cho Lê Minh Châu và Hồ Tùng Lâm.
Châu, Lâm và Nguyễn Văn Tính giữ vai trò giúp sức tích cực để cho Lan và Hiệp trong việc thu gom và chuyển nhượng đất đai trái phép. Lợi dùng tâm lý hoang mang của đồng bọn khi đứng trước nguy cơ bị phát hiện và bị truy tố hình sự, Nguyễn Minh Hoàng đã “hứa hẹn” chạy án để chiếm đoạt 20 triệu đồng và 30.000 USD.
Phần tranh luận của của luật sư Trần Văn Tạo (Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh) và luật sư Trần Đình Triển (đoàn luật sư Hà Nội) bào chữa cho bị cáo Phạm Thị Tuyết Lan diễn ra khá gay gắt.
Hai luật sư này cùng cho rằng, sau hơn một năm điều tra lại theo quyết định huỷ án sơ thẩm lần 1 (năm 2007) của Tòa phúc thẩm Tòa án Nhân dân Tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh nhưng bản cáo trạng sau đó vẫn hoàn toàn giống với bản cáo trạng trước đây về các con số, tình tiết và cách mô tả. Giống nhau vậy nhưng lại có sự thay đổi tội danh đối với bị cáo Lan (từ tội tham ô - mức án tử hình sang tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai và hối lộ). Toàn bộ hồ sơ vụ án không hề đề cập, chứng mình việc bị cáo Lan, cấu kết, tham gia bàn bạc với các bị cáo khác nhưng Viện Kiểm sát Nhân dân lại khẳng định điều này.
Theo luật sư Trần Đình Triển, 16 tỷ đồng mà bị cáo Lan có được từ vụ chuyển nhượng đất đai xuất phát từ quan hệ dân sự giữa người mua-người bán, không thể là yếu tố để truy tố trách nhiệm hình sự. Sai phạm của bị cáo Lan, nếu có trong vụ việc này cũng chỉ là sai phạm về mặt thủ tục chuyển nhượng đất đai thông qua giấy uỷ quyền của người dân với bị cáo.
Cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân truy tố bị cáo Lan đưa hối lộ cho Lê Minh Châu nhưng Châu là Giám đốc Công ty xây dựng Gò Vấp, trực tiếp đứng ra thỏa thuận mua lại đất từ bà Lan nên không thể có chuyện bà Lan hối lộ Châu.
Cũng theo luật sư Triển, vụ án đã xảy ra một số vi phạm tố tụng. Trong toàn bộ hồ sơ vụ án, bị cáo Lan không một lần khai nhận đưa hối lộ cho Hiệp, Châu, Lâm trong khi cơ quan điều tra chỉ dựa vào lời khai của Hiệp để buộc tội bị cáo Lan. Trong giai đoạn lấy cung bị cáo Lan không có sự tham gia của luật sư.
Do không lấy được lời khai của vợ Dương Công Hiệp là bà Âu Thị Thanh Hồng (bỏ trốn) nên điều tra viên đã buộc Hiệp viết thư về cho vợ, kể rõ chi tiết các sai phạm của bản thân và chỗ cất giấu tiền. Tuy nhiên, đến khi cơ quan điều tra tiến hành khám xét lại không phát hiện thấy tiền./.
Trần Xuân Tình (TTXVN/Vietnam+)