Ngày 04/7/2013, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có văn bản số 4713/NHNN-TD về việc giảm lãi suất các khoản vay mua thóc, gạo tạm trữ vụ Hè Thu năm 2013.
Theo đó, tại Thông tư số 16/2013/TT-NHNN ngày 27/6/2013, Ngân hàng Nhà nước đã quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng đối với 05 lĩnh vực ưu tiên (trong đó có lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn) là 9%/năm.
Để việc cho vay mua thóc, gạo tạm trữ vụ Hè Thu năm 2013 đạt hiệu quả và phù hợp với diễn biến lãi suất trên thị trường hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đề nghị các ngân hàng gồm: Agribank, VietinBank, Vietcombank, BIDV, MHB, Techcombank, SHB, OceanBank, OCB, Eximbank, MB, LienVietPostBank, SeABank và HDBank thực hiện việc cho vay mua tạm trữ thóc, gạo vụ Hè Thu năm 2013 với lãi suất tối đa là 9%/năm.
Ngoài ra, các ngân hàng thương mại chủ động cân đối nguồn vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho vay mua tạm trữ thóc, gạo, đồng thời phối hợp chặt chẽ với địa phương và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tại địa bàn để đảm bảo việc sử dụng vốn vay của các thương nhân đúng mục đích và tham gia mua tạm trữ thóc, gạo theo đúng, đủ kế hoạch được giao.
Thống đốc nhấn mạnh, trong quá trình triển khai thực hiên, nếu phát sinh khó khăn vướng mắc, các ngân hàng phản ánh kiph thời về Ngân hàng Nhà nước để được xem xét, giải quyết./.
Theo đó, tại Thông tư số 16/2013/TT-NHNN ngày 27/6/2013, Ngân hàng Nhà nước đã quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng đối với 05 lĩnh vực ưu tiên (trong đó có lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn) là 9%/năm.
Để việc cho vay mua thóc, gạo tạm trữ vụ Hè Thu năm 2013 đạt hiệu quả và phù hợp với diễn biến lãi suất trên thị trường hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đề nghị các ngân hàng gồm: Agribank, VietinBank, Vietcombank, BIDV, MHB, Techcombank, SHB, OceanBank, OCB, Eximbank, MB, LienVietPostBank, SeABank và HDBank thực hiện việc cho vay mua tạm trữ thóc, gạo vụ Hè Thu năm 2013 với lãi suất tối đa là 9%/năm.
Ngoài ra, các ngân hàng thương mại chủ động cân đối nguồn vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho vay mua tạm trữ thóc, gạo, đồng thời phối hợp chặt chẽ với địa phương và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tại địa bàn để đảm bảo việc sử dụng vốn vay của các thương nhân đúng mục đích và tham gia mua tạm trữ thóc, gạo theo đúng, đủ kế hoạch được giao.
Thống đốc nhấn mạnh, trong quá trình triển khai thực hiên, nếu phát sinh khó khăn vướng mắc, các ngân hàng phản ánh kiph thời về Ngân hàng Nhà nước để được xem xét, giải quyết./.
Thúy Hà (Vietnam+)