Đi tìm thủ phạm làm gia tăng lượng khí metan trong khí quyển

Theo các chuyên gia, nồng độ metan trong không khí phụ thuộc vào lượng khí rò rỉ trong quá trình sử dụng khí đốt, lượng khí metan tăng là yếu tố gây ra hiệu ứng nhà kính.
Đi tìm thủ phạm làm gia tăng lượng khí metan trong khí quyển ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Trong quá trình tiến hành nghiên cứu nồng độ khí metan của thành phố Los Angeles, một nhóm các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ California (Caltech) đã phát hiện ra rằng, các vụ rò rỉ khí đốt tự nhiên (gas) trong quá trình tiêu thụ để sưởi ấm tại hộ gia đình và tòa nhà công vụ là yếu tố cơ bản làm tăng lượng khí metan trong bầu khí quyển.

Theo nghiên cứu, khi tiến hành đo đạc bằng máy quang phổ viễn thám tại đỉnh ngọn núi Wilson thuộc thành phố Los Angeles, các chuyên gia nhận ra rằng nồng độ metan trong không khí phụ thuộc vào lượng khí rò rỉ trong quá trình sử dụng khí đốt của thành phố.

Nồng độ khí metan trong không khí tỷ lệ thuận với lượng khí đốt tự nhiên tiêu thụ và rò rỉ. 

[Lượng khí metan bốc hơi từ các hồ nhỏ khiến Trái Đất nóng hơn]

Về bản chất, lượng khí thải metan các mùa như nhau hoặc có cao hơn chút vào mùa Hè do nhiệt độ cao khiến nhiều loại vật chất bị phân hủy.

Quá trình phân hủy này sẽ tạo ra khí metan giải phóng vào bầu khí quyển. Theo các nhà khoa học, mặc dù thời gian tồn tại trong bầu khí quyển ít hơn so với khí carbon dioxide (CO2), nhưng khí metan lại giữ nhiều bức xạ mặt trời hơn CO2 và khiến tình trạng ấm lên toàn cầu thêm nghiêm trọng.

Đây chính là một yếu tố gây ra hiệu ứng nhà kính. Với phát hiện này, việc xác định và giảm các vụ rò rỉ khí tự nhiên là một cách giúp con người có thể giảm thiểu những tác động của tình trạng biến đổi khí hậu./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Tro bụi phun lên từ núi lửa Semeru, nhìn từ Lumajang, Đông Java, Indonesia. (Ảnh: THX/TTXVN)

Indonesia: Núi lửa Semeru phun trào 4 lần trong ngày

Núi lửa Semeru, cao 3.676 mét, nằm ở ranh giới giữa các huyện Lumajang và Malang, hiện đang ở trình trạng báo động cấp 2 khi phun trào 4 lần trong ngày với cột tro bụi cao tới 800m từ đỉnh núi.

Đàn Cò Ốc xuất hiện trên cánh đồng xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. (Ảnh: TTXVN)

Bảo vệ đàn Cò Ốc quý hiếm xuất hiện tại Gia Lai

Những ngày qua, người dân xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai phản ánh về sự xuất hiện của đàn Cò Ốc (loài động vật hoang dã quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam) tại khu vực cánh đồng thuộc địa bàn xã.

Đồi cỏ tranh ngút ngàn ở xã vùng cao Pu Nhi

Đồi cỏ tranh ngút ngàn ở xã vùng cao Pu Nhi

Giữa không gian núi đồi hùng vỹ ngút ngàn, cỏ tranh phủ một màu trắng muốt, đung đưa theo làn gió tạo nên khung cảnh thơ mộng tại xã vùng cao Pu Nhi, huyện Điện Biên Đông (Điện Biên).

Tro bụi phun lên từ núi lửa Marapi ở Padang Panjang, Tây Sumatra, Indonesia. (Ảnh: THX/TTXVN)

Indonesia: Núi lửa Marapi phun tro bụi cao hơn 1.000 m

Từ đầu tháng 4 đến nay, Indonesia ghi nhận 9 vụ phun trào và 125 đợt phát thải từ núi lửa Marapi, theo đó cảnh báo người dân và khách du lịch không đi vào khu vực bán kính 3 km từ miệng núi lửa.