Theo Cục Thú y thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, dịch lở mồm long móng trên gia súc lại có xu hướng bùng phát tại một số địa phương, điển hình ngày 29/9 dịch đã xảy ra tại tỉnh Sơn La.
Như vậy, tính đến thời điểm này, dịch lở mồm long móng trên gia súc đã xảy ra tại năm tỉnh gồm Đắk Lắk, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Bình Phước và Sơn La.
Tại tỉnh Sơn La, nguồn dịch được xác định từ đàn bò thuộc dự án của huyện Quỳnh Nhai nhập về từ tỉnh Bắc Giang. Đến nay, tổng số gia súc mắc bệnh trên địa bàn Sơn La trên 140 con, trong đó có 115 con bò và gần 30 con trâu.
Hiện, Chi cục Thú y tỉnh Sơn La đang phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.
Ông Lò Văn Tăng, Chi Cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Sơn La cho biết do dịch xuất hiện cùng một thời điểm với số lượng gia súc lớn lại đang trong giai đoạn điều tra nguyên nhân dịch nên tỉnh chưa thực hiện tiêu hủy mà đang áp dụng các giải pháp điều trị như hướng dẫn cho bà con sử dụng nước măng chua rửa vết thương cho gia súc mắc bệnh và dùng kháng sinh điều trị những vết thương mà gia súc bị nhiễm trùng.
Trước mắt, để phòng chống dịch lây lan, ngay từ khi xuất hiện dịch, tỉnh đã cho thành lập hai chốt kiểm dịch đầu và cuối ổ dịch để ngăn chặn dịch lây lan. Đồng thời, tỉnh tuyên truyền cho người dân trong và ngoài vùng dịch cùng phối hợp phòng chống dịch./.
Như vậy, tính đến thời điểm này, dịch lở mồm long móng trên gia súc đã xảy ra tại năm tỉnh gồm Đắk Lắk, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Bình Phước và Sơn La.
Tại tỉnh Sơn La, nguồn dịch được xác định từ đàn bò thuộc dự án của huyện Quỳnh Nhai nhập về từ tỉnh Bắc Giang. Đến nay, tổng số gia súc mắc bệnh trên địa bàn Sơn La trên 140 con, trong đó có 115 con bò và gần 30 con trâu.
Hiện, Chi cục Thú y tỉnh Sơn La đang phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.
Ông Lò Văn Tăng, Chi Cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Sơn La cho biết do dịch xuất hiện cùng một thời điểm với số lượng gia súc lớn lại đang trong giai đoạn điều tra nguyên nhân dịch nên tỉnh chưa thực hiện tiêu hủy mà đang áp dụng các giải pháp điều trị như hướng dẫn cho bà con sử dụng nước măng chua rửa vết thương cho gia súc mắc bệnh và dùng kháng sinh điều trị những vết thương mà gia súc bị nhiễm trùng.
Trước mắt, để phòng chống dịch lây lan, ngay từ khi xuất hiện dịch, tỉnh đã cho thành lập hai chốt kiểm dịch đầu và cuối ổ dịch để ngăn chặn dịch lây lan. Đồng thời, tỉnh tuyên truyền cho người dân trong và ngoài vùng dịch cùng phối hợp phòng chống dịch./.
Hoàng Linh (TTXVN/Vietnam+)