Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát chỉ đạo Cục Thú y, Cục Chăn nuôi theo dõi sát sao và cùng các địa phương thực hiện các biện pháp phòng chống dịch tai xanh để chấm dứt dịch sớm, đồng thời nắm bắt thị trường, giải quyết các vướng mắc thúc đẩy tiêu thụ thịt lợn và tái đàn.
Quyết định trên được đưa ra tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm chiều 15/6.
Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, dịch tai xanh đang có xu hướng giảm, trong vài ngày tới một số tỉnh có thể công bố hết dịch nhưng việc rà soát chống dịch, rút kinh nghiệm để làm rõ nguyên nhân, tìm các cơ chế, chính sách và các giải pháp dài hạn sau đợt dịch này là rất cần thiết.
Bên cạnh đó, Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương được phép nhập loại vắcxin nhược độc của Trung Quốc để nghiên cứu, khảo nghiệm phục vụ công tác phòng chống dịch.
Theo báo cáo của Cục Thú y, trong hai tuần qua (từ ngày 1/6 - 15/6), cả nước không phát sinh thêm tỉnh mới có dịch. Ở nhiều địa phương, dịch cũng đang có dấu hiệu chững lại và giảm dần.
Tại Hải Dương, địa phương đầu tiên xuất hiện dịch tai xanh, trong hai tuần qua cũng không phát sinh thêm lợn mắc bệnh và đã có 12 xã của 5 huyện Thanh Hà, Thanh Miện, Kinh Môn, Ninh Giang, Chí Linh công bố hết dịch.
Đặc biệt, tỉnh Bắc Ninh, địa phương có số lợn tiêu hủy nhiều nhất (17.632 con) cũng không phát sinh thêm lợn mắc bệnh và hiện có 61/110 xã có dịch đã qua 21 ngày.
Mặc dù vậy, theo nhận định của Cục Thú y, do thời tiết tiếp tục nắng nóng kéo dài, gây hại cho sức khỏe đàn lợn và dễ làm dịch phát sinh.
Ngoài ra, diễn biến dịch tại một số địa phương như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hà Nội còn phức tạp, xuất hiện lẻ tẻ trên diện rộng.
Hiện cả nước có 16 tỉnh, thành phố là: Hải Dương, Thái Bình, Thái Nguyên, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Nam Định, Hà Nam, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Ninh, Bắc Giang, Hòa Bình, Cao Bằng và Sơn La có dịch tai xanh chưa qua 21 ngày.
Tổng số lợn mắc bệnh từ đầu dịch đến nay là 146.040 con, trong đó số lợn tiêu hủy là 65.900 con./.
Quyết định trên được đưa ra tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm chiều 15/6.
Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, dịch tai xanh đang có xu hướng giảm, trong vài ngày tới một số tỉnh có thể công bố hết dịch nhưng việc rà soát chống dịch, rút kinh nghiệm để làm rõ nguyên nhân, tìm các cơ chế, chính sách và các giải pháp dài hạn sau đợt dịch này là rất cần thiết.
Bên cạnh đó, Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương được phép nhập loại vắcxin nhược độc của Trung Quốc để nghiên cứu, khảo nghiệm phục vụ công tác phòng chống dịch.
Theo báo cáo của Cục Thú y, trong hai tuần qua (từ ngày 1/6 - 15/6), cả nước không phát sinh thêm tỉnh mới có dịch. Ở nhiều địa phương, dịch cũng đang có dấu hiệu chững lại và giảm dần.
Tại Hải Dương, địa phương đầu tiên xuất hiện dịch tai xanh, trong hai tuần qua cũng không phát sinh thêm lợn mắc bệnh và đã có 12 xã của 5 huyện Thanh Hà, Thanh Miện, Kinh Môn, Ninh Giang, Chí Linh công bố hết dịch.
Đặc biệt, tỉnh Bắc Ninh, địa phương có số lợn tiêu hủy nhiều nhất (17.632 con) cũng không phát sinh thêm lợn mắc bệnh và hiện có 61/110 xã có dịch đã qua 21 ngày.
Mặc dù vậy, theo nhận định của Cục Thú y, do thời tiết tiếp tục nắng nóng kéo dài, gây hại cho sức khỏe đàn lợn và dễ làm dịch phát sinh.
Ngoài ra, diễn biến dịch tại một số địa phương như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hà Nội còn phức tạp, xuất hiện lẻ tẻ trên diện rộng.
Hiện cả nước có 16 tỉnh, thành phố là: Hải Dương, Thái Bình, Thái Nguyên, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Nam Định, Hà Nam, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Ninh, Bắc Giang, Hòa Bình, Cao Bằng và Sơn La có dịch tai xanh chưa qua 21 ngày.
Tổng số lợn mắc bệnh từ đầu dịch đến nay là 146.040 con, trong đó số lợn tiêu hủy là 65.900 con./.
Hoàng Tùng (TTXVN/Vietnam+)