Sáng 24/2, bên lề Hội nghị trực tuyến triển khai Nghị quyết của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội giữa lãnh đạo Chính phủ, các thành viên Chính phủ với các địa phương, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh đã trả lời phóng viên TTXVN về những nguyên tắc điều chỉnh giá xăng dầu và những giải pháp trong việc kiềm chế lạm phát.
- Thưa Bộ trưởng, xin ông cho biết nguyên tắc để điều chỉnh giá điện và giá xăng dầu?
Bộ trưởng Vũ Văn Ninh: Giá điện thì chúng ta đã kiềm chế quá lâu rồi. Thế nên nếu điều chỉnh 1 lần sẽ gây sốc cho nền kinh tế, tác động lớn tới đời sống xã hội của người dân. Nếu như phải điều chỉnh 1 lần thì giá điện sẽ phải tăng đến 62% so với giá hiện hành, tức là nếu giá tuyệt đối thì phải điều chỉnh 650 đồng/KWh.
Tuy nhiên, để hạn chế những bất lợi đến kinh tế và đời sống của người dân nên lần này chỉ điều chỉnh một bước trên nguyên tắc: thứ nhất, Nhà nước phải lùi khấu hao đến 90%, tức là cơ cấu và giá chỉ có 10% thôi; thứ hai là dùng một số khoản thu, ví dụ như thu phí môi trường; thứ ba, ngành điện tạm thời chưa có lãi, chưa tính lãi vào giá này; thứ tư là than bán cho điện giá rất thấp, chỉ điều chỉnh 5% thôi; và thứ 5, các khoản lỗ cũ và lỗ rất lớn của ngành điện hiện nay sẽ tạm thời phải khoanh lại. Với tinh thần như thế thì chỉ điều chỉnh một phần rất là nhỏ ở mức tuyệt đối là 165 đồng/KWh.
Giá xăng dầu hiện nay của chúng ta đã đi theo cơ chế thị trường từ cuối năm 2009, tuy nhiên cuối năm 2010, tình hình lạm phát trong nước tăng nên Chính phủ quyết định chưa điều chỉnh giá. Chính vì sự kìm nén đấy nên ngành xăng dầu rất là khó khăn, giá của chúng ta bán thấp hơn Lào là 8.000 đồng/lít, so với mức phải điều chỉnh thì ví dụ như đối với xăng phải điều chỉnh 6.400 đồng.
Tuy nhiên, Chính phủ cũng thấy rằng nếu điều chỉnh lớn như vậy sẽ tác động xấu đến kinh tế-xã hội nên lần này chỉ điều chỉnh một bước thôi, tức là trên nguyên tắc Nhà nước lùi thuế, không thu thuế; bên cạnh đó ngành xăng dầu cũng tạm thời chưa tính lãi và toàn bộ nợ cũ vẫn treo lại. Vì thế, giá xăng hiện nay tăng thêm 2.900 đồng/lít mới chỉ đáp ứng một phần của mức phải điều chỉnh.
- Bộ trưởng có đánh giá là tất cả các yếu tố đầu vào vừa rồi bao gồm cả tỷ giá tăng là có tác động đến CPI cả năm là 2%. Vậy tại sao chúng ta lại phải tăng giá các mặt hàng điện, xăng dồn dập trong cùng một thời gian như vào thời điểm này?
Bộ trưởng Vũ Văn Ninh: Cho đến lúc này chúng ta không thể lùi được, ngành điện đã lỗ rất lớn, gây ra rất nhiều hậu quả đằng sau. Giá xăng dầu cũng đã kìm nén quá lâu trong khi bối cảnh thế giới xăng dầu còn tăng nữa nên nếu chúng ta giữ lại nữa thì nền kinh tế sẽ méo mó.
Nguồn lực của Nhà nước không thể bù lỗ một cách tràn lan và ở mức cao như thế nên chúng ta phải chấp nhận lựa chọn một phương án để nền kinh tế dần dần tiến tới hạch toán một cách đầy đủ, nhưng đồng thời hạn chế mức tác động lớn nhất, xấu nhất đến nền kinh tế. Chúng ta lựa chọn bước đi như vậy là phù hợp và hợp lý trong bối cảnh hiện nay.
- Để thực hiện được Nghị quyết của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, Bộ Tài chính có đưa ra hướng trong năm nay là tăng thu giảm chi, tuy nhiên qua một loạt các chính sách vừa rồi thì nguồn thu có vẻ bị hạn chế nhiều bởi phải đảm bảo được cho các ngành không bị lỗ thêm nữa. Vậy trong năm nay, Bộ Tài chính phải làm như thế nào để đảm bảo thực hiện được tốt Nghị quyết của Chính phủ?
Bộ trưởng Vũ Văn Ninh: Đây đúng là là bài toán phức tạp và khó khăn. Bộ Tài chính sẽ tăng cường các biện pháp để chống thất thu, quản lý để chống nợ đọng thuế, tập trung chống chuyển giá. Vừa rồi chúng ta đã làm thành công và huy động được nguồn lực lớn cho ngân sách, kiểm soát buôn lậu qua biên giới.
Với những giải pháp đó, tôi tin rằng khả năng thu ngân sách năm nay sẽ tăng được ở mức Chính phủ đã đề ra là 7-8%. Trên cơ sở đó chúng ta sẽ có điều kiện để giảm mức bội chi từ 5,3% xuống dưới 5% so với dự định.
Khó khăn lớn nhất của ngành tài chính trong năm nay là nhiệm vụ kiềm chế lạm phát, kiểm soát giá cả chung trên thị trường trong nước. Bối cảnh trong năm nay rất đặc biệt, giá thế giới tăng nhanh và mạnh, các nước hiện nay cũng đang bị có lạm phát. Trong khi đó, chúng ta lại nhập khẩu tới 70% nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào cho sản xuất nên kiểm soát giá là khá phức tạp và khó khăn.
Tôi nghĩ rằng ngoài chính sách vĩ mô của các Bộ, ngành Trung ương thì việc các địa phương ủng hộ quyết liệt các giải pháp thì sẽ giải quyết được tình hình trên, với cách điều chỉnh như hiện nay thì giá sẽ được kiểm soát ở mức độ hợp lý.
Bên cạnh đó, giải pháp tăng thu giảm chi, tiết kiệm chi trong bối cảnh hiện nay đòi hỏi sự đồng thuận ở các Bộ ngành các địa phương phải rất cao mới thực hiện được. Kinh nghiệm từ năm 2008, chúng tôi thấy rằng vấn đề này các địa phương thực hiện nghiêm túc.
- Xin cảm ơn Bộ trưởng./.
- Thưa Bộ trưởng, xin ông cho biết nguyên tắc để điều chỉnh giá điện và giá xăng dầu?
Bộ trưởng Vũ Văn Ninh: Giá điện thì chúng ta đã kiềm chế quá lâu rồi. Thế nên nếu điều chỉnh 1 lần sẽ gây sốc cho nền kinh tế, tác động lớn tới đời sống xã hội của người dân. Nếu như phải điều chỉnh 1 lần thì giá điện sẽ phải tăng đến 62% so với giá hiện hành, tức là nếu giá tuyệt đối thì phải điều chỉnh 650 đồng/KWh.
Tuy nhiên, để hạn chế những bất lợi đến kinh tế và đời sống của người dân nên lần này chỉ điều chỉnh một bước trên nguyên tắc: thứ nhất, Nhà nước phải lùi khấu hao đến 90%, tức là cơ cấu và giá chỉ có 10% thôi; thứ hai là dùng một số khoản thu, ví dụ như thu phí môi trường; thứ ba, ngành điện tạm thời chưa có lãi, chưa tính lãi vào giá này; thứ tư là than bán cho điện giá rất thấp, chỉ điều chỉnh 5% thôi; và thứ 5, các khoản lỗ cũ và lỗ rất lớn của ngành điện hiện nay sẽ tạm thời phải khoanh lại. Với tinh thần như thế thì chỉ điều chỉnh một phần rất là nhỏ ở mức tuyệt đối là 165 đồng/KWh.
Giá xăng dầu hiện nay của chúng ta đã đi theo cơ chế thị trường từ cuối năm 2009, tuy nhiên cuối năm 2010, tình hình lạm phát trong nước tăng nên Chính phủ quyết định chưa điều chỉnh giá. Chính vì sự kìm nén đấy nên ngành xăng dầu rất là khó khăn, giá của chúng ta bán thấp hơn Lào là 8.000 đồng/lít, so với mức phải điều chỉnh thì ví dụ như đối với xăng phải điều chỉnh 6.400 đồng.
Tuy nhiên, Chính phủ cũng thấy rằng nếu điều chỉnh lớn như vậy sẽ tác động xấu đến kinh tế-xã hội nên lần này chỉ điều chỉnh một bước thôi, tức là trên nguyên tắc Nhà nước lùi thuế, không thu thuế; bên cạnh đó ngành xăng dầu cũng tạm thời chưa tính lãi và toàn bộ nợ cũ vẫn treo lại. Vì thế, giá xăng hiện nay tăng thêm 2.900 đồng/lít mới chỉ đáp ứng một phần của mức phải điều chỉnh.
- Bộ trưởng có đánh giá là tất cả các yếu tố đầu vào vừa rồi bao gồm cả tỷ giá tăng là có tác động đến CPI cả năm là 2%. Vậy tại sao chúng ta lại phải tăng giá các mặt hàng điện, xăng dồn dập trong cùng một thời gian như vào thời điểm này?
Bộ trưởng Vũ Văn Ninh: Cho đến lúc này chúng ta không thể lùi được, ngành điện đã lỗ rất lớn, gây ra rất nhiều hậu quả đằng sau. Giá xăng dầu cũng đã kìm nén quá lâu trong khi bối cảnh thế giới xăng dầu còn tăng nữa nên nếu chúng ta giữ lại nữa thì nền kinh tế sẽ méo mó.
Nguồn lực của Nhà nước không thể bù lỗ một cách tràn lan và ở mức cao như thế nên chúng ta phải chấp nhận lựa chọn một phương án để nền kinh tế dần dần tiến tới hạch toán một cách đầy đủ, nhưng đồng thời hạn chế mức tác động lớn nhất, xấu nhất đến nền kinh tế. Chúng ta lựa chọn bước đi như vậy là phù hợp và hợp lý trong bối cảnh hiện nay.
- Để thực hiện được Nghị quyết của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, Bộ Tài chính có đưa ra hướng trong năm nay là tăng thu giảm chi, tuy nhiên qua một loạt các chính sách vừa rồi thì nguồn thu có vẻ bị hạn chế nhiều bởi phải đảm bảo được cho các ngành không bị lỗ thêm nữa. Vậy trong năm nay, Bộ Tài chính phải làm như thế nào để đảm bảo thực hiện được tốt Nghị quyết của Chính phủ?
Bộ trưởng Vũ Văn Ninh: Đây đúng là là bài toán phức tạp và khó khăn. Bộ Tài chính sẽ tăng cường các biện pháp để chống thất thu, quản lý để chống nợ đọng thuế, tập trung chống chuyển giá. Vừa rồi chúng ta đã làm thành công và huy động được nguồn lực lớn cho ngân sách, kiểm soát buôn lậu qua biên giới.
Với những giải pháp đó, tôi tin rằng khả năng thu ngân sách năm nay sẽ tăng được ở mức Chính phủ đã đề ra là 7-8%. Trên cơ sở đó chúng ta sẽ có điều kiện để giảm mức bội chi từ 5,3% xuống dưới 5% so với dự định.
Khó khăn lớn nhất của ngành tài chính trong năm nay là nhiệm vụ kiềm chế lạm phát, kiểm soát giá cả chung trên thị trường trong nước. Bối cảnh trong năm nay rất đặc biệt, giá thế giới tăng nhanh và mạnh, các nước hiện nay cũng đang bị có lạm phát. Trong khi đó, chúng ta lại nhập khẩu tới 70% nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào cho sản xuất nên kiểm soát giá là khá phức tạp và khó khăn.
Tôi nghĩ rằng ngoài chính sách vĩ mô của các Bộ, ngành Trung ương thì việc các địa phương ủng hộ quyết liệt các giải pháp thì sẽ giải quyết được tình hình trên, với cách điều chỉnh như hiện nay thì giá sẽ được kiểm soát ở mức độ hợp lý.
Bên cạnh đó, giải pháp tăng thu giảm chi, tiết kiệm chi trong bối cảnh hiện nay đòi hỏi sự đồng thuận ở các Bộ ngành các địa phương phải rất cao mới thực hiện được. Kinh nghiệm từ năm 2008, chúng tôi thấy rằng vấn đề này các địa phương thực hiện nghiêm túc.
- Xin cảm ơn Bộ trưởng./.
(TTXVN/Vietnam+)