Quyết định ký ngày 1/11, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội-Phạm Quang Long chính thức thu hồi giấy phép biểu diễn liveshow “Chế Linh 30 năm tái ngộ” tại Hà Nội đang gây xôn xao dư luận. Văn bản này được coi là một "phát súng" đáng hoan nghênh nhằm chấn chỉnh thực trạng hoạt động biểu diễn nghệ thuật hiện nay. Khán giả mến mộ chờ đợi được xem và nghe Chế Linh hát thì sẽ hụt hẫng trước thông tin này. Ai cũng hiểu vấn đề khúc mắc ở nhà tổ chức chứ không ở nghệ sĩ. Trả lời phỏng vấn của phóng viên Vietnam+, ca sĩ Chế Phong (con trai của ca sĩ Chế Linh) nói: "Chúng tôi vẫn đang tập để có một đêm ca nhạc hay cống hiến cho khán giả. Là nghệ sĩ, mấy cha con tôi chỉ biết cố gắng hát thật hay. Rất mong nhà tổ chức sẽ giải quyết được những rắc rối này." Tại sao phải hủy chương trình? “Chế Linh 30 năm tái ngộ” là chương trình ca nhạc quy mô nhất của ca sĩ Chế Linh sau hơn 30 năm xa quê, dự kiến được tổ chức xuyên Việt. Thế nhưng sau đêm diễn đầu tiên (ngày 21/10) tại Hà Nội, đêm thứ hai (diễn ra vào ngày 12-11 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia - Hà Nội) sẽ không được phép tiếp tục. Theo nội dung công văn số 2155 về việc hủy giấy tiếp nhận chương trình, thì đơn vị tổ chức biểu diễn chương trình này là Công ty TNHH Giải trí Bích Ngọc đã vi phạm ba điểm. Thứ nhất là quảng cáo cho chương trình ngày 12/11 khi chưa có giấy phép quảng cáo. Thứ hai, quảng cáo sai với nội dung xin phép. Sở chỉ cấp giấy phép tên chương trình là "Live show ca sĩ Chế Linh" chứ không phải là "Chế Linh 30 năm tái ngộ" như nội dung trên băng rôn quảng cáo. Thứ ba, ngày 24/10, Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam cũng đã có công văn về việc nhà tổ chức chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bản quyền tác giả đối với liveshow này nhưng Nhà tổ chức vẫn cố tình không thực hiện. Ngoài ra, chương trình đăng ký giấy phép có 35 bài, trong đó, 11 bài hát không có trong danh mục được phổ biến của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. Và trong đêm nhạc diễn ra vào ngày 21/10 tại Hà nội, nhà tổ chức vẫn cho biểu diễn 6 ca khúc khác không có trong cấp phép.
Vẫn khúc mắc...bản quyền Sáng 3/11, trả lời câu hỏi của phóng viên Vietnam+, một đại diện Trung tâm Bảo vệ bản quyền tác giả âm nhạc Việt Nam- Hội Nhạc sĩ Việt Nam cho biết: “Vào ngày 30/7/2011, chương trình ca nhạc “Qua cơn mê” tại Cung Hữu nghị Hà Nội cũng chưa thực hiện nghĩa vụ tác quyền với các tác giả, trước đó nữa, 3 chương trình biểu diễn của ca sĩ Quang Lê vào các ngày 4/3/2011 tại Hà Nội, 9/3/2011 tại Hải Phòng, ngày 12/3/2011 tại Đà Nẵng cũng vi phạm tương tự.” Về chuyện này, ông Lê Văn Tiến, đại diện phía tổ chức, cho biết đã thực hiện nghĩa vụ bản quyền với chương trình “Chế Linh 30 năm tái ngộ” vào ngày 21/9 tại Thanh Hóa. Đại diện Trung tâm bản quyền tác giả âm nhạc Việt Nam xác nhận đã có việc này, nhưng nó hoàn toàn chưa thỏa đáng. Các chương trình do đơn vị này tổ chức dù là trình diễn ở đâu: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng hay thành phố Hồ Chí Minh thì ông Tiến cũng lấy giấy phép từ Thanh Hóa và nếu có nộp tiền bản quyền thì cũng nộp với mức thu ở tỉnh nhỏ, nghĩa là để được mức ưu tiên. Tuy nhiên, chương trình lại được diễn ra ở các thành phố, nơi mà giá một chiếc vé cao nhất đã lên tới 3 triệu đồng, thấp nhất là 500 ngàn đồng. Trong chương trình “Chế Linh 30 năm tái ngộ” vào ngày 21/10 tại Hà Nội, có chứng cứ rõ ràng về việc liveshow này đã biểu diễn 6 ca khúc không có trong danh mục xin phép, có thể kể tên một số ca khúc: “Một cõi đi về” (sáng tác của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn), “Đoạn buồn cho tôi” (tác giả Tú Nhi), “Qua cơn mê” (tác giả Trần Nhật Ngân), “Rong rêu” (tác giả Nguyễn Tâm)... Dư luận quan tâm là việc thực hiện bản quyền đâu có khó, nhất là mức phí nộp cho các nhạc sĩ không phải là cao so với mức vé bán. Vậy mà sao các nhà tổ chức cứ để lình xình mãi. Phải chăng là: "Nếp xấu đã quen, nhà tổ chức cứ chây ỳ, lách luật..." Đã đến lúc khán giả có quyền đòi hỏi về việc mình đang được tham dự và thưởng thức vào một đêm diễn hợp pháp, đàng hoàng. Người xem không thể bỏ một số tiền không hề nhỏ để nhập thân, thả hồn vào một chương trình vi phạm pháp luật, “thuổng” tiền bản quyền tác giả!/.
Vẫn khúc mắc...bản quyền Sáng 3/11, trả lời câu hỏi của phóng viên Vietnam+, một đại diện Trung tâm Bảo vệ bản quyền tác giả âm nhạc Việt Nam- Hội Nhạc sĩ Việt Nam cho biết: “Vào ngày 30/7/2011, chương trình ca nhạc “Qua cơn mê” tại Cung Hữu nghị Hà Nội cũng chưa thực hiện nghĩa vụ tác quyền với các tác giả, trước đó nữa, 3 chương trình biểu diễn của ca sĩ Quang Lê vào các ngày 4/3/2011 tại Hà Nội, 9/3/2011 tại Hải Phòng, ngày 12/3/2011 tại Đà Nẵng cũng vi phạm tương tự.” Về chuyện này, ông Lê Văn Tiến, đại diện phía tổ chức, cho biết đã thực hiện nghĩa vụ bản quyền với chương trình “Chế Linh 30 năm tái ngộ” vào ngày 21/9 tại Thanh Hóa. Đại diện Trung tâm bản quyền tác giả âm nhạc Việt Nam xác nhận đã có việc này, nhưng nó hoàn toàn chưa thỏa đáng. Các chương trình do đơn vị này tổ chức dù là trình diễn ở đâu: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng hay thành phố Hồ Chí Minh thì ông Tiến cũng lấy giấy phép từ Thanh Hóa và nếu có nộp tiền bản quyền thì cũng nộp với mức thu ở tỉnh nhỏ, nghĩa là để được mức ưu tiên. Tuy nhiên, chương trình lại được diễn ra ở các thành phố, nơi mà giá một chiếc vé cao nhất đã lên tới 3 triệu đồng, thấp nhất là 500 ngàn đồng. Trong chương trình “Chế Linh 30 năm tái ngộ” vào ngày 21/10 tại Hà Nội, có chứng cứ rõ ràng về việc liveshow này đã biểu diễn 6 ca khúc không có trong danh mục xin phép, có thể kể tên một số ca khúc: “Một cõi đi về” (sáng tác của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn), “Đoạn buồn cho tôi” (tác giả Tú Nhi), “Qua cơn mê” (tác giả Trần Nhật Ngân), “Rong rêu” (tác giả Nguyễn Tâm)... Dư luận quan tâm là việc thực hiện bản quyền đâu có khó, nhất là mức phí nộp cho các nhạc sĩ không phải là cao so với mức vé bán. Vậy mà sao các nhà tổ chức cứ để lình xình mãi. Phải chăng là: "Nếp xấu đã quen, nhà tổ chức cứ chây ỳ, lách luật..." Đã đến lúc khán giả có quyền đòi hỏi về việc mình đang được tham dự và thưởng thức vào một đêm diễn hợp pháp, đàng hoàng. Người xem không thể bỏ một số tiền không hề nhỏ để nhập thân, thả hồn vào một chương trình vi phạm pháp luật, “thuổng” tiền bản quyền tác giả!/.
Với những sai phạm của chương trình này, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đã có đề xuất với Cục Nghệ thuật biểu diễn không cho phép các đơn vị vi phạm trong lĩnh vực hoạt động tổ chức biểu diễn mời các nghệ sỹ là người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia biểu diễn trong các chương trình do đơn vị đó tổ chức. Mặt khác, Sở cũng đề nghị các Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố nhắc nhở việc thực hiện cấp phép theo đúng quy định, rà soát, thẩm định kỹ nội dung biểu diễn, nhất là các tác phẩm sáng tác trước năm 1975 và nhất thiết chỉ cho phép biểu diễn những tác phẩm đã được phép phổ biến. |
Nguyễn Anh (Vietnam+)