Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sài Gòn-Mekong vừa tổ chức công bố chứng nhận Global GAP (tiêu chuẩn toàn cầu về nuôi cá da trơn) và IFS (tiêu chuẩn thực phẩm bán lẻ toàn cầu).
Như vậy, doanh nghiệp này trở thành doanh nghiệp thứ 8 của cả nước đạt các tiêu chuẩn Global GAP và IFS, đồng thời là nhà sản xuất được Phòng thương mại Hoa Kỳ (USA) công bố lãi suất chống bán phá giá cá tra fillet vào thị trường Mỹ bằng 0%.
Sau hơn hai năm chính thức đi vào hoạt động, đến nay Công ty Sài Gòn-Mekong đã xây dựng được vùng nuôi khép kín tại Cồn Cò (xã Hưng Mỹ, huyện Châu Thành) và xã Long Đức (thành phố Trà Vinh) với diện tích 30ha, cho sản lượng khoảng 7.000 tấn sản phẩm; trong đó có 15ha nuôi của công ty được chứng nhận Global GAP.
Doanh nghiệp hiện giải quyết việc làm cho gần 900 lao động với mức thu nhập bình quân 2,5 triệu đồng/tháng.
Từ thành công của Công ty Sài Gòn-Mekong, Chi cục nuôi trồng thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Trà Vinh đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các huyện Cầu Kè, Tiểu Cần, Châu Thành và thị xã Trà Vinh lập hồ sơ đánh mã vạch hàng hóa cho hơn 10 triệu con cá tra thả nuôi xuất khẩu trên diện tích hơn 100ha mặt nước của hơn 150 doanh nghiệp và hộ gia đình.
Chi cục còn hướng dẫn các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình nuôi cá tra nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu áp dụng theo tiêu chuẩn SQF-1000CM nhằm kiểm tra môi trường nuôi, chất lượng con giống và giảm liều lượng kháng sinh trong quá trình nuôi.
Đây là điều kiện tốt để ngành thủy sản Trà Vinh thực hiện việc truy xuất nguồn gốc thủy sản, đảm bảo chất lượng an toàn sạch, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Trà Vinh hiện có khoảng 100ha mặt nước nuôi cá tra xuất khẩu ven tuyến sông Hậu và sông Tiền, với 118 hộ và doanh nghiệp, đạt sản lượng trên 16.100 tấn, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 4 triệu USD.
Theo kế hoạch, đến năm 2015 Trà Vinh sẽ mở rộng diện tích nuôi cá tra xuất khẩu lên 2.900ha, đến năm 2020 diện tích nuôi được mở rộng 3.900ha, với sản lượng 248.000 tấn./.
Như vậy, doanh nghiệp này trở thành doanh nghiệp thứ 8 của cả nước đạt các tiêu chuẩn Global GAP và IFS, đồng thời là nhà sản xuất được Phòng thương mại Hoa Kỳ (USA) công bố lãi suất chống bán phá giá cá tra fillet vào thị trường Mỹ bằng 0%.
Sau hơn hai năm chính thức đi vào hoạt động, đến nay Công ty Sài Gòn-Mekong đã xây dựng được vùng nuôi khép kín tại Cồn Cò (xã Hưng Mỹ, huyện Châu Thành) và xã Long Đức (thành phố Trà Vinh) với diện tích 30ha, cho sản lượng khoảng 7.000 tấn sản phẩm; trong đó có 15ha nuôi của công ty được chứng nhận Global GAP.
Doanh nghiệp hiện giải quyết việc làm cho gần 900 lao động với mức thu nhập bình quân 2,5 triệu đồng/tháng.
Từ thành công của Công ty Sài Gòn-Mekong, Chi cục nuôi trồng thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Trà Vinh đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các huyện Cầu Kè, Tiểu Cần, Châu Thành và thị xã Trà Vinh lập hồ sơ đánh mã vạch hàng hóa cho hơn 10 triệu con cá tra thả nuôi xuất khẩu trên diện tích hơn 100ha mặt nước của hơn 150 doanh nghiệp và hộ gia đình.
Chi cục còn hướng dẫn các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình nuôi cá tra nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu áp dụng theo tiêu chuẩn SQF-1000CM nhằm kiểm tra môi trường nuôi, chất lượng con giống và giảm liều lượng kháng sinh trong quá trình nuôi.
Đây là điều kiện tốt để ngành thủy sản Trà Vinh thực hiện việc truy xuất nguồn gốc thủy sản, đảm bảo chất lượng an toàn sạch, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Trà Vinh hiện có khoảng 100ha mặt nước nuôi cá tra xuất khẩu ven tuyến sông Hậu và sông Tiền, với 118 hộ và doanh nghiệp, đạt sản lượng trên 16.100 tấn, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 4 triệu USD.
Theo kế hoạch, đến năm 2015 Trà Vinh sẽ mở rộng diện tích nuôi cá tra xuất khẩu lên 2.900ha, đến năm 2020 diện tích nuôi được mở rộng 3.900ha, với sản lượng 248.000 tấn./.
Huy Hoàng (TTXVN/Vietnam+)